Page 65 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 65
hành chính. Về cơ bản thủ tục áp dụng không đòi hỏi phức tạp, chặt chẽ như
trong lĩnh vực tư pháp. Các biện pháp này có thể được áp dụng vào bất cứ thời
điểm nào của quá trình xử lý vi phạm hành chính, từ thời điểm phát hiện hành vi
vi phạm đến suốt quá trình xem xét vụ việc để ra quyết định xử lý vi phạm. Thủ
tục áp dụng các biện pháp này được pháp luật quy định cụ thể theo từng biện
pháp riêng. Nhìn chung, trình tự các bước trong thủ tục áp dụng biện pháp này
được quy định trên cơ sở căn cứ, thẩm quyền, mục đích áp dụng của mỗi biện
pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.
- Căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
là các thông tin có đầy đủ cơ sở về việc thực hiện hành vi vi phạm của chủ thể.
Đặc điểm này phân biệt biện pháp ngăn chặn hành chính với xử phạt hành
chính. Xử phạt hành chính chỉ được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức khi thực
hiện vi phạm hành chính, cụ thể là hành vi đó đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành
vi phạm hành chính. Trong khi đó các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi
phạm hành chính được áp dụng ngay cả khi hành vi đó chưa đủ yếu tố cấu thành
nên vi phạm hành chính, tùy theo từng loại hành vi cụ thể mà người có thẩm
quyền có thể áp dụng ngăn chặn hành chính để đảm bảo làm chấm dứt vi phạm
pháp luật, ngăn cho vi phạm không thể xảy ra hoặc có thể tiếp diễn hoặc để đảm
bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
cụ thể
a. Tạm giữ người (Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012,
sửa đổi)
Biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính được quy định tại Điều
122 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi và được hướng dẫn cụ thể
trong các văn bản có liên quan như: Nghị định số 112/2013/NĐ-CP của Chính
phủ ban hành ngày 02/10/2013 quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp
tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người
nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
Nghị định 17/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/3/2016 sửa đổi Nghị định
112/2013/NĐ-CP. Đây là biện pháp làm hạn chế quyền tự do của công dân, là
một trong những quyền tự nhiên, cơ bản và quan trọng của con người cần được
bảo vệ. Vì vậy, việc áp dụng biện pháp này cần phải trên cơ sở căn cứ rõ ràng,
trình tự, thủ tục, thẩm quyền áp dụng đúng quy định pháp luật.
- Căn cứ áp dụng:
61