Page 70 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 70

Nghiêm cấm việc giữ người vi phạm hành chính trong các phòng tạm giữ,

                     phòng tạm giam hình sự hoặc những nơi không bảo đảm vệ sinh, an toàn cho
                     người bị tạm giữ.

                            Như vậy, thông qua các quy định pháp luật về tạm giữ người theo thủ tục

                     hành chính cho thấy Nhà nước đã quy định cụ thể, rõ ràng về căn cứ áp dụng,
                     thủ tục áp dụng biện pháp tạm giữ người, đồng thời điều chỉnh thẩm quyền áp
                     dụng biện pháp ngăn chặn theo hướng gia tăng về số lượng nhằm hỗ trợ cho

                     hoạt động xử phạt đạt hiệu quả hơn. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhu cầu
                     thực tiễn hiện nay khi mà vi phạm hành chính vẫn đang tồn tại ngày càng phổ

                     biến. Bên cạnh đó, những bảo đảm về nơi tạm giữ cũng như quyền lợi của người
                     bị tạm giữ cho thấy các quy định của pháp luật hiện hành đề cao quyền con
                     người, quyền công dân, giá trị nhân văn được thể hiện nhằm đảm bảo cho người

                     bị tạm giữ không bị tra tấn, đối xử vô nhân đạo.

                            b. Áp giải người vi phạm (Điều 124 Luật Xử lý vi phạm hành chính
                     năm 2012 sửa đổi)


                            Biện pháp áp giải người vi phạm được quy định tại Điều 124 Luật Xử lý
                     vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, Nghị định số 112/2013/NĐ-CP, Nghị
                     định  số  17/2016/NĐ-CP  sửa  đổi  bổ  sung  một  số  điều  Nghị  định  số

                     112/2013/NĐ-CP. Đây là biện pháp ngăn chặn hoàn toàn mới được Luật quy
                     định nhằm mục đích cưỡng chế người vi phạm đến trụ sở cơ quan nhà nước có

                     thẩm quyền để áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong các trường hợp lập
                     biên bản, đưa đối tượng bỏ trốn trở lại cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ
                     sở cai nghiện bắt buộc và tiến hành thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm

                     giữ người.

                            - Về căn cứ áp dụng:

                            Những người sau đây không tự nguyện chấp hành yêu cầu của người có

                     thẩm quyền thì bị áp giải:

                            + Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính;

                            + Đưa vào hoặc đưa trở lại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc,
                     cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 111,

                     khoản 2 Điều 112 không tự nguyện chấp hành khi điều kiện hoãn, tạm đình chỉ
                     không còn và đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 132 của Luật Xử lý vi phạm

                     hành chính năm 2012 sửa đổi.

                            Như vậy, về căn cứ biện pháp này được áp dụng cho cả đối tượng bị xử
                     phạt vi phạm hành chính và đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.


                                                                 66
   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75