Page 71 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 71

Như vậy có thể thấy so với Điều 124 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm

                     2012 sửa đổi thì Điều 30 của Nghị định số 112/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ
                     sung bởi Nghị định số 17/2016/NĐ-CP) đã bổ sung thêm trường hợp áp giải
                     người vi phạm là “người bị trục xuất không tự giác chấp hành quyết định xử

                     phạt trục xuất hoặc có hành vi vi chống đối, bỏ trốn”. Sự bổ sung này là hợp lý
                     xuất phát từ thực tiễn nhiều người nước ngoài bị trục xuất nhưng không tự giác

                     chấp hành quyết định xử phạt trục xuất và có hành vi chống trả quyết liệt người
                     có thẩm quyền thực thi công vụ hoặc bỏ trốn.

                            Tuy nhiên, điều luật về biện pháp ngăn chặn hành chính này vẫn còn một

                     số hạn chế như pháp luật hiện hành chưa có quy định đầy đủ về biện pháp áp
                     giải người vi phạm. Luật Xử lý vi phạm hành chính chưa có điều khoản giải
                     thích thuật ngữ “áp giải” là gì mà chỉ có quy định về căn cứ, thẩm quyền áp

                     dụng. Việc giải thích thuật ngữ “áp giải” là cần thiết nhằm phân biệt với áp giải
                     trong ngăn chặn hình sự, đồng thời tránh nhầm lẫn giữa hoạt động áp giải và

                     hoạt động dẫn giải trên thực tế. Dưới góc độ khoa học Luật hành chính, áp giải
                     người vi phạm là biện pháp cưỡng chế hành chính, được thực hiện thông qua
                     hoạt động ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật (Quyết định áp giải

                     người vi phạm theo thủ tục hành chính và các loại biên bản). Bên cạnh đó, dẫn
                     giải người vi phạm được hiểu là hoạt động do bất kỳ cá nhân, tổ chức nào tiến

                     hành để đưa người vi phạm đến giao cho người có thẩm quyền tạm giữ người
                     theo thủ tục hành chính, trong khi đó áp giải người vi phạm theo thủ tục hành

                     chính  đòi  hỏi  phải  tuân  thủ  quy  định  pháp  luật  về  nguyên  tắc,  thẩm  quyền,
                     trường hợp áp dụng, thủ tục thực hiện một cách chặt chẽ.

                            - Về thủ tục áp dụng: Chính phủ quy định chi tiết việc áp giải người vi phạm.

                            Theo  hướng  dẫn  tại  Điều  26  Nghị  định  số  112/2013/NĐ-CP  ngày

                     02/10/2013 quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp
                     giải  người  vi  phạm  theo  thủ  tục  hành  chính  và  quản  lý  người  nước  ngoài  vi
                     phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất, quy định về thủ

                     tục thực hiện việc áp giải như sau:

                            Trước khi áp giải, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ thực hiện
                     nhiệm vụ áp giải phải giải thích cho người bị áp giải về quyền và nghĩa vụ của

                     họ trong quá trình bị áp giải theo quy định của pháp luật, giải đáp thắc mắc của
                     người bị áp giải.

                            Trong  khi  áp  giải  phải  đảm  bảo  an  toàn  tuyệt  đối  cho  người  có  thẩm

                     quyền đang thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ áp giải và cho người bị áp giải.
                     Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ khi áp dụng biện pháp áp giải phải được


                                                                 67
   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76