Page 72 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 72
thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người bị áp giải có dấu hiệu bỏ trốn hoặc có hành vi chống
người thi hành công vụ, cán bộ đang thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ áp
giải phải báo cáo ngay người có thẩm quyền để ra quyết định tạm giữ người theo
thủ tục hành chính đối với người đó.
Cán bộ áp giải phải giám sát, quản lý chặt chẽ người bị áp giải, cảnh
giác, chủ động, kịp thời xử lý những tình huống phức tạp có thể xảy ra; không
được tùy tiện giải quyết các yêu cầu của người bị áp giải trong khi đang tiến
hành áp giải.
Tuy nhiên, pháp luật quy định về thủ tục áp giải người vi phạm chưa cụ
thể, rõ ràng. Điều 26 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP chưa thể hiện được toàn bộ
việc áp giải như tên gọi của điều luật này. Có ý kiến cho rằng, thủ tục áp giải bắt
đầu bằng việc người có thẩm quyền ra quyết định về việc áp giải người vi phạm
theo thủ tục hành chính bằng văn bản theo khoản 3 Điều 3 Nghị định số
112/2013/NĐ-CP. Khi tiến hành áp giải, người có thẩm quyền đang thi hành
công vụ thực hiện việc áp giải phải tiến hành các hoạt động được quy định từ
Điều 26 đến Điều 29 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP. Trong khi đó, một số ý
kiến khác lại cho rằng, thủ tục thực hiện việc áp giải chỉ gồm các quy định từ
Điều 26 đến Điều 29 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP, trong đó người có thẩm
quyền đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải chỉ cần lập biên bản áp giải
có cả nội dung giao nhận như quy định tại Điều 28 Nghị định số 112/2013/NĐ-
CP hoặc chỉ cần lập biên bản bàn giao, nhận người bị áp giải. Việc pháp luật quy
định về ra quyết định áp giải người vi phạm; giao nhận người bị áp giải; lập biên
bản áp giải; lập biên bản về việc người vi phạm bỏ trốn được thể hiện ở các
chương, mục khác nhau, dẫn đến nảy sinh cách hiểu không thống nhất trong quá
trình áp dụng pháp luật.
Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể trường hợp được
sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong quá trình áp giải người vi phạm. Khoản 1
Điều 129 Nghị định 112/2013/NĐ-CP quy định: “Trường hợp người bị áp giải
có hành vi chống đối thì cán bộ áp giải giải thích quy định của pháp luật, yêu
cầu họ chấp hành quyết định; trường hợp cần thiết cán bộ áp giải có quyền sử
dụng vũ lực, trói khóa tay, chân, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định
của pháp luật để khống chế vô hiệu hóa hành vi chống đối của người bị áp
giải”, như vậy, việc sử dụng vũ lực, vũ khí, công cụ hỗ trợ có thời điểm bắt đầu
là từ khi người có thẩm quyền xác định đâu là “trường hợp cần thiết” và có thời
điểm kết thúc là khi đã khống chế vô hiệu hóa hành vi chống đối của người bị áp
68