Page 77 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 77
“để mở” khả năng cho phép tổ chức, cá nhân vi phạm nếu có địa chỉ rõ ràng, có
điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo
lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá
nhân tự bảo quản tài sản của mình, đồng thời có khả năng phòng ngừa, giáo dục
cao bên cạnh tính răn đe, trừng phạt.
- Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
theo thủ tục hành chính:
+ Người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện, giấy
phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo biện pháp ghi trong quyết định xử
phạt hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu
đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng
chỉ hành nghề.
Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng
trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ
sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp. Trong trường hợp này, cá
nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật,
phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp
có lỗi cố ý trong việc để người vi phạm sử dụng tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật Xử lý vi phạm hành
chính năm 2012 sửa đổi thì tang vật, phương tiện đó bị tịch thu sung vào
ngân sách nhà nước.
Việc xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm
giữ được Luật quy định cụ thể, chi tiết, dễ hiểu và tiến bộ hơn trước, cụ thể:
Luật đã quy định rõ hơn tình huống tang vật, phương tiện bị tạm giữ thuộc sở
hữu hợp pháp của bên thứ ba ngay tình. Theo đó, nếu bên thứ ba có lỗi cố ý
trong việc để tang vật, phương tiện sử dụng vào vi phạm hành chính sẽ bị tịch
thu vào ngân sách. Trường hợp tang vật, phương tiện thuộc sở hữu hợp pháp của
bên thứ ba và họ không có lỗi hoặc chỉ có lỗi vô ý trong việc để tang vật,
phương tiên bị sử dụng vào vi phạm hành chính thì sẽ không bị tịch thu mà phải
trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp, đồng thời, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp
một khoản tiền tương đương với giá trị tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân
sách nhà nước. Mục đích của quy định này nhằm đảm bảo trách nhiệm cá nhân,
tổ chức đối với hành vi vi phạm và đối với quyết định xử phạt.
+ Đối với tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm
73