Page 82 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 82

tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

                            - Thủ tục khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:

                            Khoản 3, 4, 5 Điều 129 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi

                     quy định như sau: Khi khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành
                     chính phải có mặt người chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đình

                     họ và người chứng kiến. Trong trường hợp người chủ nơi bị khám, người thành
                     niên trong gia đình họ vắng mặt mà việc khám không thể trì hoãn thì phải có đại

                     diện chính quyền và 02 người chứng kiến.

                            Không được khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
                     vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc việc khám đang được thực hiện mà

                     chưa kết thúc nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

                            Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành
                     chính phải có quyết định bằng văn bản và phải lập biên bản. Quyết định và biên

                     bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải được giao
                     cho người chủ nơi bị khám 01 bản.

                            Về thủ tục khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

                     cũng đã được điều luật quy định chi tiết, đặc biệt khác với quy định về việc
                     khám phương tiện vận tải, đồ vật ở đây Luật đã đặt ra giới hạn thực hiện việc
                     khám là trước ban đêm (trừ trường hợp khẩn cấp hoặc việc khám đang được

                     thực hiện mà chưa kết thúc), cụ thể theo quy định ban đêm được xác định từ 22
                     giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau. Như vậy, người có thẩm quyền chỉ

                     được quyền khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện trước 22 giờ, tuy nhiên
                     pháp luật hiện hành chưa có quy định rõ ràng về căn cứ để khám khẩn cấp.

                            Điều luật cũng chưa quy định rõ ràng nơi nào được coi là nơi cất giấu

                     tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc phạm vi điều chỉnh của điều
                     luật. Trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là “chỗ
                     ở” thì nơi này được giải thích tại Khoản 9 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành

                     chính năm 2012 sửa đổi. Theo đó, chỗ ở gồm: nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác
                     mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc

                     được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định
                     của pháp luật. Ngoài chỗ ở, còn những nơi khác cũng được coi là nơi cất giấu
                     tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trong đó bao gồm cả phương tiện vận

                     tải, đồ vật cũng được xem là nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành
                     chính nếu đối tượng vi phạm sử dụng. Tuy nhiên, nếu nơi cất giấu là phương

                     tiện vận tải, đồ vật thì điều này trùng với quy định của Điều 128. Vì vậy xác
                     định phạm vi của Điều 129 này sẽ là những nơi còn lại không phải là phương

                                                                 78
   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87