Page 79 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 79

+ Đối với các chất ma túy và những vật thuộc loại cấm lưu hành thì tịch

                     thu hoặc tiêu hủy theo quy định tại Điều 33 và Điều 82 của Luật Xử lý vi phạm
                     hành chính năm 2012 sửa đổi. Cụ thể tang vật vi phạm hành chính là ma túy thì
                     chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý, xử lý theo

                     quy định của pháp luật.

                            + Người có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ chỉ phải
                     trả chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện và các khoản

                     chi phí khác trong thời gian tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại
                     khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi. Không

                     thu phí lưu kho, phí bến bãi và phí bảo quản trong thời gian tang vật, phương
                     tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi
                     trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật,

                     phương tiện.

                            Điều luật bổ sung thêm quy định về chi phí lưu kho, bến bãi, bảo quản,
                     tang vật, phương tiện bị tạm giữ do người có tang vật, phương tiện bị tạm giữ

                     chi trả. Đây là quy định hợp lý là giải pháp tăng cường trách nhiệm do lỗi của cá
                     nhân, tổ chức vi phạm gây ra, tạo tính răn đe, giáo dục đối với hành vi vi phạm.

                            d. Khám người (Điều 127 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012

                     sửa đổi)

                            - Căn cứ khám người:

                            Biện pháp khám người được quy định tại Điều 127 Luật Xử lý vi phạm

                     hành chính năm 2012 sửa đổi, theo đó căn cứ để tiến hành biện pháp ngăn chặn
                     này như sau: khi có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người đồ vật, tài
                     liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.


                            Căn cứ này có thể là do đã điều tra, theo dõi mà phát hiện hoặc nhận được
                     tin tố giác của người dân. Mục đích của biện pháp khám người để thu thập thông
                     tin, chứng cứ nhằm xác minh vi phạm hành chính, từ đó kịp thời ngăn chặn vi

                     phạm, không để vi phạm tiếp tục được thực hiện và bảo đảm xử lý vi phạm có
                     hiệu quả.

                            Ở đây cần có sự phân biệt nhất định giữa biện pháp khám người theo thủ

                     tục hành chính với khám người trong tố tụng hình sự. Xuất phát từ tính nguy
                     hiểm cho xã hội khác nhau nên đối tượng khám người theo thủ tục hành chính là

                            khi  có  căn  cứ  cho  rằng  người  đó  cất  giấu  trong  người  đồ  vật, tài  liệu,
                     phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, còn đối tượng khám người
                     trong tố tụng hình sự là khi có căn cứ để nhận định trong người đó có công cụ,



                                                                 75
   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84