Page 83 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 83

tiện vận tải, đồ vật mà đối tượng vi phạm sử dụng làm nơi cất giấu tang vật,

                     phương tiện vi phạm, có thể bao gồm: nhà kho, bến bãi, xưởng… Việc quy định
                     không rõ ràng của điều luật dẫn đến việc nhầm lẫn cũng như khó khăn cho chủ
                     thể áp dụng pháp luật trong việc lựa chọn quy định để giải quyết tình huống trên

                     thực tế.  Ở đây cũng cần lưu ý để tránh nhầm lẫn giữa hai điều luật: đối  với
                     phương tiện được sử dụng làm nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành

                     chính thì sẽ thuộc phạm vi Điều 128 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012
                     sửa đổi (Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính) nếu như
                     phương tiện đó chỉ đơn thuần là phương tiện dùng để vận chuyển hàng hóa mà

                     không dùng làm nơi ở. Ngược lại, nếu phương tiện đó đồng thời được sử dụng
                     làm nơi ở và vận chuyển hàng hóa thì lại thuộc phạm vi Điều 129 Luật Xử lý vi

                     phạm hành chính năm 2012 sửa đổi về khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện
                     vi phạm hành chính theo thủ tục áp dụng nơi cất giấu tang vật, phương tiện là
                     chỗ ở theo đúng giải thích tại Khoản 5 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính

                     năm 2012 sửa đổi.

                            Một điểm bất cập nữa trong điều luật là quy định về sự đồng ý của Chủ
                     tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi khám xét chỗ ở. Quy định này là hợp lý

                     nhằm mục đích bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về nơi ở cho chủ thể, tuy
                     nhiên quy định này khó khả thi, trong nhiều trường hợp có thể được xem là trở

                     ngại cho việc khám xét bởi: thực tế đối với những đồn Biện phòng ở vùng sâu,
                     vùng xa, giao thông không thuận tiện, để có được sự đồng ý của Chủ tịch Ủy

                     ban nhân dân cấp huyện phải mất từ 1 – 2 ngày. Trong thời gian này đối tượng
                     có thể có thời gian để tiêu hủy tang vật, gây khó khăn cho công tác xác minh của
                     các lực lượng chức năng.


                            g. Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời
                     gian làm thủ tục trục xuất (Điều 130 Luật xử lý  vi phạm hành chính năm
                     2012 sửa đổi)

                            Trục xuất là hình thức xử phạt hành chính áp dụng đối với người nước

                     ngoài. Sau khi có quyết định trục xuất thì cần có thời gian làm thủ tục trục
                     xuất, do đó phải quản lý người nước ngoài để bảo đảm họ không bỏ trốn, cản

                     trở thi hành quyết định trục xuất hoặc tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp
                     luật. Vì vậy, quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời

                     gian làm thủ tục trục xuất là một biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi
                     phạm hành chính.

                            - Căn cứ áp dụng: Biện pháp này áp dụng với  cá nhân (là người nước

                     ngoài) đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính trên lãnh thổ Việt Nam bị áp


                                                                 79
   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88