Page 85 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 85
Cục quản lý xuất nhập cảnh hoặc Công an tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất có
trách nhiệm đưa họ đến cơ sở y tế để điều trị, đồng thời thông báo cho Bộ ngoại
giao để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà
người đó là công dân biết.
Có thể thấy, các quy định như thế này thể hiện yếu tố nhân đạo trong việc
bảo đảm quyền của người bị trục xuất, đảm bảo cho người nước ngoài không bị
đối xử vô nhân đạo bởi các hành vi như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho
ngủ… Quy định của pháp luật tạo điều kiện thuận lợi về chất lẫn tinh thần để
người nước ngoài có thể chấp hành hình thức xử phạt một cách tích cực, thuận
tiện nhất.
Việc quy định các hình thức quản lý đối với người nước ngoài vi phạm
pháp luật trong thời gian làm thủ tục trục xuất là cần thiết nhằm đảm bảo xử
phạt vi phạm hành chính một cách hiệu quả, đồng thời bảo đảm trật tự an toàn
xã hội trước vi phạm do người nước ngoài gây ra. Tuy nhiên, quy định hiện
hành về vấn đề này vẫn còn một số bất cập. Cụ thể:
Thứ nhất, Khoản 2 Điều 130 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012
sửa đổi quy định ba hình thức quản lý người nước ngoài trong thời gian làm thủ
tục trục xuất là: (1) hạn chế việc đi lại của người bị quản lý, (2) chỉ định chỗ ở
của người bị quản lý, (3) tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác thay hộ
chiếu, đồng thời quy định cho Chính phủ quy định chi tiết nội dung này. Tuy
nhiên, đến Nghị định 112/2013/NĐ-CP của Chính phủ lại quy định theo hướng
bổ sung thêm một hình thức quản lý khác là “bắt buộc lưu trú tại cơ sở lưu trú
do Bộ Công an quản lý” ngoài ba hình thức cưỡng chế mà Luật Xử lý vi phạm
hành chính năm 2012 sửa đổi đã quy định.
Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015
thì Nghị định của Chính phủ ban hành có những loại sau đây: Loại thứ nhất
dùng để hướng dẫn thi hành Luật, Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
loại thứ hai dùng để quy định các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chính sách
kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh…; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức
bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan
khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Loại thứ ba không nhằm hướng dẫn thi
hành bất kì văn bản luật nào mà nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát
sịnh nhưng chưa có Luật hay Pháp lệnh điều chỉnh. Từ đó, có thể nhận thấy,
Nghị định số 112/2-13/NĐ-CP được ban hành là nhằm mục đích hướng dẫn thi
hành Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi và điều này cũng đã
được khẳng định ngay trong phần căn cứ của Nghị định số 112/2013/NĐ-CP.
81