Page 86 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 86

Tuy nhiên việc quy định thêm như trong Nghị định thể hiện lại không đúng tính

                     chất của văn bản do Chính phủ ban hành là văn bản dưới luật, mang tính chất cụ
                     thể hóa, hướng dẫn chi tiết Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi,
                     đồng thời điều đáng nói hơn là về biện pháp bắt buộc lưu trú mang tính nghiêm

                     khắc vì người bị áp dụng hình thức này sẽ bị hạn chế đáng kể các quyền và lợi
                     ích hợp pháp. Đối tượng áp dụng sẽ bị đưa vào cơ sở lưu trú bắt buộc do Bộ

                     Công an quản lý, quy định này thực chất không khác nhiều so với quy định các
                     đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo
                     dục bắt buộc. Theo tinh thần của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa

                     đổi  quy  định  chỉ  có  Tòa  án  mới  có  thẩm  quyền  áp  dụng  biện  pháp  đưa  vào
                     trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người vi phạm.

                            Như vậy, các hình thức quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp

                     luật trong thời gian làm thủ tục trục xuất được quy định tại Khoản 2 Điều 130
                     Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi đã hoàn toàn rõ ràng, đầy đủ

                     mà không cần bất cứ một sự giải thích, bổ sung nào khác.

                            Thứ hai, điều kiện để áp dụng biện pháp quản lý trên đối với người nước
                     trong thời gian làm thủ tục trục xuất là khi có căn cứ cho rằng người đó sẽ trốn

                     tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất; hoặc khi có căn cứ
                     cho rằng người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Trong hai căn
                     cứ này thì căn cứ cho rằng người vi phạm có khả năng tiếp tục thực hiện hành vi

                     vi phạm pháp luật là tương đối dễ xác định, tuy nhiên căn cứ thứ hai: “khi cho
                     rằng người đó sẽ trốn tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục

                     xuất”  rất  khó  xác  định  và  phụ  thuộc  hoàn  toàn  vào  nhận  định  chủ  quan  của
                     người có thẩm quyền, bởi vì trong trường hợp này, người có thẩm quyền chỉ cần
                     xác định là có căn cho hành vi trốn tránh hoặc cản trở thi hành quyết định xử

                     phạt trục xuất mà không cần đợi đến khi những hành vi này được thực hiện là đã
                     có đủ điều kiện để áp dụng các biện pháp quản lý. Tuy nhiên, hiện nay, pháp

                     luật chưa quy định cụ thể chủ thể nào sẽ có thẩm quyền chứng minh là “có căn
                     cứ cho rằng người đó sẽ trốn tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử

                     phạt trục xuất”. Điều này gây khó khăn cho quá trình áp dụng biện pháp ngăn
                     chặn này trên thực tế.

                            - Thủ tục áp dụng:

                            Đây không là biện pháp được áp dụng độc lập mà là biện pháp tiếp theo

                     đối với người vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, nên trình tự thủ
                     tục thực hiện được tính từ lúc ban hành quyết định xử phạt trục xuất.

                            Khi người vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, Trưởng phòng


                                                                 82
   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91