Page 61 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 61

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành

                     chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành
                     chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.

                            + Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.

                            Quy định về giao quyền trong xử phạt vi phạm hành chính:

                            Chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là những người lãnh

                     đạo, quản lý trong cơ quan, đơn vị. Bên cạnh thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
                     chính những chủ thể này phải giải quyết rất nhiều công việc khác. Trong khi đó,

                     việc xử phạt vi phạm hành chính lại đòi hỏi phải kịp thời, hậu quả do vi phạm
                     gây ra phải được khắc phục nhanh chóng. Vì vậy, Luật Xử  lý  vi phạm hành

                     chính năm 2012 sửa đổi cho phép cấp trưởng “giao quyền” cho cấp phó thực
                     hiện việc xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

                            Theo đó, khoản 1 Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa

                     đổi quy định:“Những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính … có
                     thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt  vi phạm hành chính”. Vì
                     thế, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước cấp trưởng sẽ giao

                     quyền xử phạt vi phạm hành chính cho cấp phó của mình. Việc giao quyền xử
                     phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc và phải

                     được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn
                     giao quyền. Cấp phó được giao quyền xử phạt  vi phạm hành chính phải chịu
                     trách  nhiệm  về  quyết  định  xử  phạt  vi  phạm  hành  chính  của  mình  trước  cấp

                     trưởng và trước pháp luật. Người giao quyền không được giao quyền, ủy quyền
                     cho bất kỳ người nào khác.

                            Nhằm bảo đảm tính hợp pháp, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012

                     sửa đổi quy định việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải đáp ứng đủ
                     các điều kiện sau:

                            Một  là,  việc  giao  quyền  xử  phạt  vi  phạm  hành  chính  được  thực  hiện

                     thường xuyên hoặc theo vụ việc và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó
                     xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền (khoản 2 Điều 54 Luật Xử lý

                     vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi.

                            Hiện nay theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa
                     đổi thì có 03 trường hợp cấp trưởng có thể giao quyền cho cấp phó thực hiện

                     một số thẩm quyền của mình. Đó là trường hợp giao quyền xử phạt  vi phạm
                     hành chính, giao quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt  vi
                     phạm hành chính và giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Tuy



                                                                 57
   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66