Page 52 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 52

Một là, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi quy định nội

                     dung cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải cải chính là thông tin sai sự thật
                     hoặc gây nhầm lẫn.

                            Hai  là,  nội  dung  cải  chính  phải  được  thể  hiện  trên  chính  phương  tiện

                     thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử đã công bố, đưa tin.

                            Như vậy có thể hiểu biện pháp khắc phục hậu quả này được áp dụng
                     chủ  yếu  đối  với  các  vi  phạm  hành  chính  trong  lĩnh  vực  báo  chí,  xuất  bản,

                     thông tin, truyền thông. Các vi phạm hành chính trong lĩnh vực trên thường
                     xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của cá nhân, uy tín của tổ chức. Vì vậy
                     ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính thì cá nhân, tổ chức thực hiện vi

                     phạm hành chính sẽ bị áp dụng biện pháp này nhằm khắc phục hậu quả do vi
                     phạm hành chính gây ra. Hiện nay, một số nghị định về xử phạt vi phạm hành

                     chính  trong  các  lĩnh  vực  đã  đưa  biện  pháp  khắc  phục  hậu  quả  này  vào  áp
                     dụng như Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/03/2021 quy định xử phạt vi
                     phạm  hành  chính  trong  lĩnh  vực  văn  hóa  và  quảng  cáo;  Nghị  định  số

                     41/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
                     lĩnh vực kế toán, kiểm toán, độc lập…

                            - Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện

                     kinh doanh, vật phẩm:

                            Biện pháp này được áp dụng đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh
                     vực sở hữu trí tuệ. Các vi phạm hành chính trong lĩnh vực nêu trên xâm phạm

                     đến quyền sở hữu trí tuệ như hành vi làm giả nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng
                     công nghiệp, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

                     gây thiệt hại về kinh tế cho các chủ sở hữu của đối tượng sở hữu trí tuệ. Vì vậy,
                     việc áp dụng biện pháp này là cần thiết, nhằm lập lại trật tự trong lĩnh vực sở
                     hữu trí tuệ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu của đối tượng sở

                     hữu trí tuệ.

                            Cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc sử dụng phương tiện
                     kinh  doanh,  vật  phẩm  chứa  yếu  tố  vi  phạm  trên  hàng  hóa,  bao  bì  hàng  hóa,

                     phương tiện kinh doanh, vật phẩm thì phải loại bỏ các yếu tố vi phạm đó; nếu cá
                     nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế

                     thực hiện.

                            Ví dụ: theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26
                     tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong

                     hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền
                     lợi người tiêu dùng; nếu cá nhân, tổ chức có hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn

                                                                 48
   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57