Page 45 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 45
Việt Nam. Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất bao gồm vùng đất, vùng
trời, vùng nước cũng như vùng lòng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt
của mỗi quốc gia. Lãnh thổ quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt
đối của quốc gia đó. Một trong những chức năng chính của Nhà nước là duy trì
trật tự bên trong lãnh thổ và mỗi quốc gia có chủ quyền để tự quyết các vấn đề
trong phạm vi lãnh thổ của mình, trong đó có quyền xử phạt hành chính. Theo
đó, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính của một quốc gia được áp dụng đối
với bất kỳ người nào đã thực hiện một hành chi vi phạm trong phạm vi lãnh thổ
quốc gia đó. Luật quốc tế gọi đây là “nguyên tắc lãnh thổ”. Ngày nay, nguyên
tắc lãnh thổ thừa nhận như là nguyên tắc căn bản, quan trọng nhất trong việc xác
lập thẩm quyền xét xử về hình sự cũng như thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính của một quốc gia. Điểm c khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính
năm 2012 sửa đổi quy định: “cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính
trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc
tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành
chính theo quy định của pháp luật Việt Nam”. Với quy định này, có thể hiểu
lãnh thổ Việt Nam còn bao gồm cả khu vực trên máy bay mang quốc tịch Việt
Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam. Theo quy định của luật hàng hải và
hàng không quốc tế, tàu biển và tàu bay đăng ký tại quốc gia nào sẽ mang cờ và
quốc tịch của quốc gia đó. Khi một hành vi vi phạm được thực hiện trên các tàu
bay và tàu biển thì thẩm quyền xử phạt thuộc về quốc gia mà tàu bay, tàu biển
đó mang cờ.
+ Thẩm quyền áp dụng:
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 112/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013
quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi
phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật
Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất thẩm quyền áp dụng hình thức xử
phạt trục xuất theo thủ tục hành chính bao gồm:
* Giám đốc Công an cấp tỉnh;
* Cục trưởng Cục quản lý xuất nhập cảnh.
Ngoài Giám đốc Công an cấp tỉnh và Cục trưởng Cục quản lý xuất nhập
cảnh thì không chủ thể nào có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt này. Có
thể nhận thấy, so với các hình thức xử phạt khác, thẩm quyền xử phạt trục xuất
được trao cho ít chủ thể nhất. Điều này hạn chế tình trạng áp dụng tràn lan hình
thức xử phạt trục xuất. Do quy chế bảo hộ của quốc gia đối với công dân nên
41