Page 42 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 42
tháng 8 năm 2017 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
81/2013/NĐ-CP, ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính đã quy định cụ thể
như sau: “Hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
chỉ được áp dụng khi nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
các lĩnh vực quản lý nhà nước có quy định hình thức xử phạt này đối với hành vi
vi phạm hành chính cụ thể”. Quy định trên tạo ra cách hiểu thống nhất, phù hợp
giúp cho các chủ thể có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt này thực hiện
một cách linh hoạt trên thực tế, đáp ứng yêu cầu xử lý với các hành vi vi phạm
hành chính xảy ra trong cuộc sống.
* Vật, tiền, hàng hóa, phương tiện là tang vật trực tiếp của vi phạm hành
chính hoặc được trực tiếp sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính, mà
nếu không có vật, tiền, hàng hóa, phương tiện này, thì không thể thực hiện được
hành vi vi phạm đó.
Lưu ý, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi chỉ quy định
được tạm giữ các phương tiện, tang vật mà cá nhân, tổ chức dùng để trực tiếp
thực hiện hành vi vi phạm hành chính chứ không phải tạm giữ tất cả các phương
tiện vi phạm hành chính mà nếu không có công cụ, phương tiện này thì không
thể thực hiện được hành vi vi phạm hành chính. Việc quy định này tránh việc
lạm dụng, tùy tiện thu giữ những tài sản, phương tiện của cá nhân, tổ chức vi
phạm hành chính đối với cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt.
+ Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
Theo quy định tại Điều 81 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa
đổi thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được thực hiện
như sau:
* Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại
Điều 26 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, người có thẩm
quyền xử phạt phải lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng,
chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hóa,
phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến
hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng
kiến; trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì
phải có hai người chứng kiến. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt, đại
diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến. Việc niêm phong phải được ghi
nhận vào biên bản.
38