Page 46 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 46

việc xử phạt người nước ngoài vi phạm hành chính tại Việt Nam chưa bao giờ

                     là việc dễ dàng. Thậm chí có thể nói, việc xử phạt người nước ngoài khá phức
                     tạp và nhạy cảm. Do đó, khi áp dụng hình thức xử phạt trục xuất phải vừa đảm
                     bảo tính nghiêm minh của pháp luật, vừa bảm đảm quyền con người. Chính vì

                     vậy, quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất với nội dung buộc người
                     nước ngoài vi phạm hành chính phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam phải được ban

                     hành hợp pháp và hợp lý. Giám đốc Công an cấp tỉnh và Cục trưởng Cục Quản
                     lý xuất nhập cảnh - những chức vụ quan trọng trong ngành Công an phải chịu
                     trách nhiệm cao nhất về quyết định xử phạt trục xuất của mình trong việc bảo

                     đảm  rằng  quyết  định  ấy  là  sản  phẩm  của  quá  trình  cân  nhắc,  tính  toán  kỹ
                     lưỡng, thận trọng, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc xử phạt oan sai đối

                     với người nước ngoài.

                            Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất chỉ thuộc về Giám đốc
                     Công an cấp tỉnh và Cục trưởng Cục quản lý xuất nhập cảnh. Tuy nhiên, Giám

                     đốc Công an cấp tỉnh và Cục trưởng Cục quản lý xuất nhập cảnh không đủ thời
                     gian để giải quyết hết tất cả các vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình,
                     trong khi việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất lại đòi hỏi nhanh chóng, kịp

                     thời, tuân thủ vấn đề về thời hiệu, thời hạn xử phạt. Do đó, Luật Xử lý vi phạm
                     hành  chính  năm  2012  sửa  đổi  cho  phép  Giám  đốc  Công  an  cấp  tỉnh  và  Cục

                     trưởng Cục quản lý xuất nhập cảnh giao quyền xử phạt trục xuất cho cấp phó
                     của mình. Việc giao quyền xử phạt có thể được thực hiện thường xuyên hoặc

                     theo vụ việc. Cách thức giao quyền là bằng văn bản có xác định rõ phạm vi, nội
                     dung, thời hạn giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về
                     quyết định xử phạt vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp

                     luật. Đồng thời cấp phó không được giao quyền hoặc ủy quyền cho bất kỳ người
                     nào khác. Đối với việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thì quy định này có ý

                     nghĩa đặc biệt quan trọng. Việc xử phạt trục xuất do cấp phó thực hiện thay cấp
                     trưởng, tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người nước ngoài. Do

                     đó, chủ thể ban hành quyết định xử phạt trục xuất phải là người có năng lực, có
                     chuyên môn cao chứ không thể là bất kỳ chủ thể nào.

                            + Thủ tục áp dụng hình thức xử phạt trục xuất:

                             Căn cứ theo quy định tại Điều 6; Điều 10 Nghị định 112/2013/NĐ-CP

                     ngày 02/10/2013 quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người,
                     áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi

                     phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất, việc áp dụng
                     hình thức xử phạt trục xuất được quy định như sau:



                                                                 42
   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51