Page 38 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 38
môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp
luật phải có giấy phép.
* Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và
hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả
nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an
toàn xã hội.
Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết
định xử phạt có hiệu lực thi hành. Việc đình chỉ một phần giấy phép, đình chỉ
một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động
khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép hoạt động chỉ áp
dụng đối với trường hợp hoạt động đó “gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả
năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người,
môi trường và trật tự, an toàn xã hội”. Tuy nhiên, tiêu chí “gây hậu quả nghiêm
trọng” mang tính định tính quá cao và tiêu chí “có khả năng thực tế gây hậu
quả nghiêm trọng” lại càng khó xác định trong thực tế. Do đó, khi áp dụng vào
cuộc sống, các cơ quan có thẩm quyền sẽ rất khó khăn trong việc xác định biện
pháp, thời gian áp dụng chính xác.
Trong số các hình thức xử phạt bổ sung, thì hình thức tước quyền sử dụng
giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
là hình thức xử phạt được quy định về khung thời hạn áp dụng, cụ thể thời hạn
tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thời hạn đình chỉ hoạt
động từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi
hành. Trên cơ sở quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa
đổi, các nghị định sẽ căn cứ vào từng vi phạm hành chính cụ thể trong từng lĩnh
vực để quy định thời hạn áp dụng các hình thức xử phạt nêu trên.
Ưu điểm của việc quy định thời hạn tước quyền, đình chỉ theo mức cố
định sẽ giúp người có thẩm quyền dễ dàng khi áp dụng hình thức xử phạt bổ
sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình
chỉ hoạt động có thời hạn. Tuy nhiên hạn chế của quy định này sẽ không tạo ra
được sự phân hóa mức độ trách nhiệm hành chính của người vi phạm bởi lẽ các
vi phạm hành chính dù có tính chất, mức độ khác nhau cũng sẽ áp dụng một thời
hạn tước quyền sử dụng hoặc đình chỉ hoạt động giống nhau. Do vậy, việc xây
dựng khung thời gian tước quyền sử dụng hoặc đình chỉ hoạt động để thực hiện
các quy định nêu trên là rất cần thiết trong việc xử phạt vi phạm hành chính
nhằm tạo ra sự phân hóa mức độ trách nhiệm hành chính của chủ thể vi phạm
34