Page 9 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 9

Chương 1

                               NHẬN THỨC CHUNG VỀ CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH
                            I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH

                            1. Khái niệm cưỡng chế hành chính

                            Hiện  nay, với  các  cách tiếp  cận khác  nhau, khái  niệm  cưỡng chế  hành

                     chính đã được đề cập trong một số các công trình khoa học.

                            Trong Từ điển tiếng Việt, cưỡng chế được định nghĩa là “dùng quyền lực
                                                       1
                     nhà nước bắt phải tuân theo” . Ở đây có hai vấn đề: Một là, việc coi “cưỡng
                     chế” như một “đặc quyền” trong lĩnh vực nhà nước là không có cơ sở vì trong
                     đời sống xã hội có những cưỡng chế không liên quan đến nhà nước được gọi là

                     cưỡng chế xã hội;  Hai là, cách diễn đạt về cưỡng chế, theo đó, cưỡng chế =
                     (bằng) “dùng quyền lực” + (cộng với) “bắt phải tuân theo” chỉ là hình thức bên
                     ngoài của cưỡng chế, chưa thể hiện được bản chất của khái niệm cưỡng chế.


                            Theo Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam của trường Đại học Quốc gia
                     Hà Nội, trong lĩnh vực nhà nước và pháp luật, cưỡng chế nhà nước được hiểu là
                     “việc ban hành những quyết định hoặc việc áp dụng những biện pháp tổ chức có

                     tính chất bắt buộc trực tiếp, cũng như việc ban hành những quy định làm cơ sở
                     cho việc ban hành những quyết định cưỡng chế và áp dụng những biện pháp nói

                     trên”. Quan niệm này  mang tính cụ thể về các biểu hiện của cưỡng  chế nhà
                     nước nhưng chưa chỉ ra được bản chất của cưỡng chế nhà nước.

                            Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội,

                     năm 2017, cũng đưa ra một quan điểm khác về cưỡng chế nhà nước là “biện
                     pháp bắt buộc bằng bạo lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với
                     những cá nhân, tổ chức nhất định trong những trường hợp pháp luật quy định,

                     về mặt vật chất hay tinh thần nhằm buộc các cá nhân hay tổ chức đó phải thực
                     hiện hoặc không thực hiện những hành vi nhất định hoặc phải phục tùng những

                     hạn chế nhất định đối với tài sản của cá nhân hay tổ chức hoặc tự do thân thể
                     của các cá nhân”. Quan điểm này trong chừng mực nhất định đã đi gần tới bản
                     chất của cưỡng chế nhà nước khi nhận thức đó là biện pháp “bắt buộc bằng bạo

                     lực” mà hậu quả của nó là về “vật chất hay tinh thần”... Tuy nhiên, bản chất của
                     cưỡng chế nhà nước không phải là “biện pháp”. “Biện pháp” chỉ là hình thức thể

                     hiện của bản chất. Đồng thời quan điểm này chưa phát triển sâu hơn tính chất
                     “bạo lực”.

                            Trong lĩnh vực quyền lực, có ba cách cơ bản để tác động tới hành vi của



                     1
                      Viện ngôn ngữ học: Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học Hà Nội – Đã Nẵng, Nxb Đà Nẵng, 2005.
                                                                  5
   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14