Page 13 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 13

quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng cưỡng chế hành chính

                     với đối tượng bị áp dụng cưỡng chế không có quan hệ lãnh đạo trực thuộc trên
                     dưới mà chỉ có quan hệ kiểm tra, giám sát. Tuy nhiên, ngoài các cơ quan, người
                     có thẩm quyền quản lý hành chính, Tòa án cũng có thẩm quyền áp dụng cưỡng

                     chế hành chính trong những trường hợp nhất định như xử  phạt vi phạm hành
                     chính đối với hành vi gây rối trật tự phiên tòa; quyết định áp dụng một số biện

                     pháp xử lý hành chính.

                            Hai là, đối tượng bị áp dụng cưỡng chế hành chính gồm cả tổ chức và
                     cá nhân.

                            Đối tượng bị áp dụng cưỡng chế hành chính là các cá nhân, tổ chức đã

                     thực hiện vi phạm hành chính hoặc trong một số trường hợp do pháp luật quy
                     định, buộc các chủ thể phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi trước Nhà

                     nước. Cưỡng chế dân sự cũng như cưỡng chế hành chính được áp dụng với cá
                     nhân và tổ chức. Nhưng cưỡng chế hành chính thể hiện mối quan hệ giữa người
                     bị cưỡng chế trước Nhà nước. Cưỡng chế dân sự, ngược lại, thể hiện quan hệ

                     giữa bên vi phạm với bên bị vi phạm dưới sự bảo đảm cưỡng chế của Nhà nước.

                            Ba  là,  mục  đích  áp  dụng  cưỡng  chế hành  chính  nhằm  đảm  bảo  trật  tự
                     quản lý hành chính nhà nước.


                            Trật tự quản lý nhà nước chỉ có được đảm bảo khi các chủ thể thực hiện
                     các hành vi hợp pháp khi tham gia vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
                     Khi trật tự đó bị phá vỡ bởi các hành vi vi phạm pháp luật thì nó chỉ được thiết

                     lập lại thông qua việc xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật
                     và khôi phục nhanh chóng hậu quả. Cưỡng chế hành chính là biện pháp bảo đảm

                     cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước được diễn ra bình thường bằng cách
                     loại bỏ những hành vi vi phạm pháp luật hành chính, đảm bảo trật tự quản lý
                     hành chính nhà nước được thiết lập và bảo vệ.


                            Bốn là, cưỡng chế hành chính bảo vệ trên phạm vi rộng các quan hệ xã
                     hội và được điều chỉnh bởi nhiều ngành luật khác nhau: hành chính, đất đai, dân
                     sự, lao động...


                            Cưỡng chế hình sự cũng bảo vệ ở phạm vi rộng các quan hệ xã hội tương
                     tự như cưỡng chế hành chính, nhưng các quan hệ xã hội do hai loại cưỡng chế
                     này bảo vệ không phải luôn trùng nhau. Có những quan hệ xã hội chỉ là đối

                     tượng bảo vệ riêng của cưỡng chế hành chính hay hình sự. Nhìn toàn bộ, phạm
                     vi các quan hệ xã hội được cưỡng chế hành chính bảo vệ rộng hơn so với cưỡng

                     chế hình sự.



                                                                  9
   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18