Page 18 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 18
đích, ý nghĩa của hành vi. Ban đầu, đối với người thực hiện hành vi, cá nhân
kiểm soát hành vi chủ yếu do sự lo sợ cho bản thân. Còn sau đó, họ thực hiện
hành vi là do sự tự giác, do bổn phận của cá nhân vì thấy được ý nghĩa của hành
vi đó đối với cộng đồng và xã hội. Bản thân các biện pháp cưỡng chế hành chính
trước và sau khi áp dụng đều có ý nghĩa giáo dục to lớn. Điều đó đem lại những
chuyển biến đáng kể trong ý thức của những chủ thể chịu sự tác động trực tiếp
hay gián tiếp của cưỡng chế hành chính, cho dù họ có vi phạm pháp luật và trực
tiếp bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính đó hay không. Điều đó làm cho
con người sống kỷ luật hơn và có ý thức cao hơn về trách nhiệm trước cộng
đồng. Đó chính là vai trò giáo dục ý thức pháp luật của cưỡng chế hành chính.
Có ý thức pháp luật, công dân có điều kiện rèn luyện thói quen xử sự theo đúng
pháp luật. Ý thức pháp luật thấp thì thói quen hành xử theo pháp luật không hình
thành. .Vì vậy, ý thức pháp luật của người dân được nâng cao sẽ là nhân tố kích
thích các hành vi hợp pháp trong xã hội.
Cưỡng chế hành chính không chỉ có tác dụng giáo dục ý thức tôn trọng và
thực hiện pháp luật nghiêm minh, tạo điều kiện cho mọi người tránh khỏi vi
phạm, mà còn làm cho mọi người nhận thức đúng sự công bằng, nhân đạo và
tính tất yếu của biện pháp cưỡng chế, tin tưởng vào công lý, tích cực đấu tranh
phòng chống vi phạm pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng vi phạm
pháp luật. Qua đó hướng tới việc hoàn thiện con người, hình thành những cá
nhân tự giác, tôn trọng và tuân thủ pháp luật, trật tự xã hội ngày càng được củng
cố vững chắc.
Cũng cần nhấn mạnh rằng không nên tuyệt đối hóa vai trò của cưỡng chế
hành chính nói riêng và cưỡng chế nhà nước nói chung. Pháp luật không chỉ có
cưỡng chế để đạt được mục tiêu nói trên và xã hội cũng không phải chỉ có pháp
luật để thực hiện những vai trò này. Bên cạnh cưỡng chế còn có thuyết phục và
các phương pháp quản lý xã hội khác. Cưỡng chế hành chính chỉ phát huy vai
trò của mình trong những điều kiện và hoàn cảnh phù hợp. Nhận thức đúng về
vài trò của cưỡng chế hành chính mới có thể vận dụng tốt và hiện thực hóa
những vai trò đó.
2. Phân loại biện pháp cưỡng chế hành chính
Căn cứ vào mục đích áp dụng, các biện pháp cưỡng chế hành chính được
chia thành bốn nhóm: (1): xử phạt vi phạm hành chính; (2): biện pháp ngăn chặn
và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính; (3): biện pháp cưỡng chế thi hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính. (4): biện pháp xử lý hành chính.
14