Page 19 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 19
a. Xử phạt vi phạm hành chính
Theo khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi
thì xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng
hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực
hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính.
- Trước hết là các hình thức xử phạt vi phạm hành chính: Hiện nay, các
hình thức xử phạt hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính
năm 2012 sửa đổi, bổ sung 2014, 2017, 2020 (sau đây gọi là Luật Xử lý vi phạm
hành chính năm 2012 sửa đổi) chỉ là 5 hình thức: cảnh cáo; phạt tiền; tước
quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và trục
xuất. Các hình thức xử phạt hiện hành có thể được phân loại theo những tiêu chí
nhất định như: xử phạt mang tính chất tác động đạo đức; xử phạt mang tính chất
tài sản; xử phạt có tính tổ chức; xử phạt liên quan đến nhân thân người vi phạm.
Xử phạt mang tính chất tác động đến tâm lý người vi phạm là hình thức
cảnh cáo. Hình thức này là sự khiển trách công khai của pháp luật đối với cá
nhân, tổ chức khi thực hiện vi phạm hành chính không nghiêm trọng; nhưng
không hạn chế quyền hay lợi ích nào của người vi phạm. Sự tác động của biện
pháp này chỉ về phương diện tâm lý đối với cá nhân, tổ chức vi phạm.
Các hình thức xử phạt tác động đến tài sản gồm: phạt tiền; tịch thu tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Các hình thức xử phạt tác động đến tổ chức gồm: tước quyền sử dụng
giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Hình thức xử phạt liên quan đến nhân thân người vi phạm là trục xuất.
Biện pháp này có mức độ hạn chế quyền tự do; khi bị áp dụng người bị trục xuất
phải dừng tất các những hoạt động học tập, làm việc, kinh doanh… và bị buộc
phải rời khỏi lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng nhằm mục đích khôi phục
lại tình trạng ban đầu mà vi phạm đã gây ra, đã làm thay đổi hoặc khôi phục
những quyền, lợi ích hợp pháp bị vi phạm hành chính xâm hại. Mục đích áp
dụng của biện pháp khắc phục hậu quả là cơ sở quan trọng để phân biệt biện
pháp khắc phục hậu quả với các hình thức xử phạt, bao gồm:
+ Các biện pháp khắc phục tác động đến tài sản (buộc nộp lại số tiền bằng
trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tẩu tán, tiêu hủy trái quy định; buộc
15