Page 24 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 24

người vi phạm về quyền sở hữu tài sản hay quyền nhân thân, thì mục đích của

                     biện pháp khắc phục hậu quả là làm cho hậu quả xấu do vi phạm hành chính gây
                     ra không còn trên thực tế.

                            b. Đặc điểm

                            -  Xử  phạt  vi  phạm  hành  chính  là  một  hoạt  động  cưỡng  chế  nhà  nước,

                     mang tính quyền lực nhà nước.

                            Tính cưỡng chế và tính quyền lực nhà nước thể hiện ở chỗ hoạt động xử
                     phạt hành chính luôn luôn được các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền thực

                     hiện. Chỉ có các cơ quan hoặc cán bộ nhà nước được Nhà nước trao thẩm quyền
                     xử phạt vi phạm hành chính và được ghi rõ trong các văn bản pháp luật có quy

                     định về xử phạt vi phạm hành chính mới có quyền quyết định xử phạt.

                            Xử phạt vi phạm hành chính là sự tác động của Nhà nước  đối với các
                     hành vi xâm hại quy tắc quản lý nhà nước. Biểu hiện của sự tác động đó chính là

                     việc áp dụng các hình thức xử phạt, tức là buộc họ phải gánh chịu những hậu
                     quả bất lợi trước Nhà nước và có tác dụng đình chỉ vi phạm hành chính qua đó
                     bảo vệ và duy trì trật tự quản lý nhà nước.


                            - Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi
                     phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

                            Chỉ khi nào có hành vi xâm phạm quy tắc quản lý nhà nước mà chưa đến

                     mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự do các cá nhân, tổ chức đủ năng lực chủ
                     thể thực hiện với lỗi cố ý hay vô ý mới bị xử phạt vi phạm hành chính. Nói cách
                     khác, vi phạm hành chính là cơ sở để tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành

                     chính. Đặc điểm  có tính  nguyên  tắc trên  đây  đã  được  khẳng  định  tại điểm  d
                     khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi“Chỉ xử phạt

                     vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định”.

                            Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi và các nghị định hướng
                     dẫn thi hành của Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức,

                     biện pháp xử phạt áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong
                     các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước cụ thể là những cơ sở pháp lý quan
                     trọng để tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính.


                            -  Xử  phạt  vi phạm  hành  chính  được  tiến  hành  theo  những nguyên  tắc,
                     trình tự, thủ tục được quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm
                     hành chính do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Tất cả các cơ

                     quan, cán bộ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi thực hiện xử phạt
                     đều phải tuân thủ theo các trình tự, thủ tục hành chính do pháp luật quy định.


                                                                 20
   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29