Page 25 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 25
- Kết quả của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính thể hiện ở quyết định
xử phạt vi phạm hành chính ghi nhận các hình thức xử phạt, biện pháp khắc
phục hậu quả áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính. Việc áp
dụng các hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả đó thể hiện sự
trừng phạt nghiêm khắc của Nhà nước đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành
chính. Việc xử phạt vi phạm hành chính còn hướng tới mục đích giáo dục cho
mọi người ý thức tuân thủ pháp luật hành chính nói riêng và pháp luật nói
chung, ý thức tôn trọng các quy tắc của đời sống cộng động, phòng ngừa các vi
phạm hành chính có thể xảy ra.
2. Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính là những tư tưởng chủ đạo mà
khi áp dụng các hình thức xử phạt cần phải tuân thủ.
Khi tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính người có thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính phải tuân thủ những nguyên tắc xử phạt đã
được quy định tại Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi
như sau:
- Mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời
và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải
được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
Đây là một nguyên tắc mang tính tổng quát chung thể hiện tinh thần, thái
độ kiên quyết đấu tranh với tất cả các hành vi vi phạm hành chính xảy ra trong
thực tế. Nguyên tắc này đòi hỏi, các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm
tích cực và chủ động phát hiện kịp thời mọi hành vi vi phạm và có biện pháp
cần thiết đình chỉ ngay hành vi vi phạm, ngăn ngừa những hậu quả tiêu cực có
thể xảy ra nếu hành vi đó tiếp tục diễn biến. Khi đã xác định có hành vi vi
phạm hành chính cơ quan có thẩm quyền xử phạt phải tích cực xử lý vụ việc
một cách kiên quyết, nhanh chóng, công khai, triệt để trong thời hạn quy định
của pháp luật.
- Việc xử phạt được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng
thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.
Theo nguyên tắc này, chỉ những người có thẩm quyền theo quy định tại
Chương II phần thứ hai Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi mới
được ra các quyết định xử lý vi phạm hành chính. Đây là nguyên tắc cơ bản và
mang đặc trưng riêng của hoạt động xử phạt hành chính. Tính “nhanh chóng”
được hiểu là người có thẩm quyền xử phạt phải xác minh, thu thập chứng cứ,
tiến hành thủ tục ban hành và thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt vi
21