Page 30 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 30

* Với mọi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến

                     dưới 16 tuổi thực hiện.

                            Người chưa thành niên là những người chưa phát triển đầy đủ về thể chất
                     cũng như về tâm, sinh lý, khả năng nhận thức còn nhiều hạn chế, thiếu khả năng

                     tự kiềm chế và dễ bị kích động, lôi kéo. Việc xử lý họ chủ yếu nhằm giáo dục,
                     giúp đỡ họ sửa chữa lỗi lầm, phát triển lành mạnh. Vì thế, pháp luật quy định đối
                     với mọi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16

                     tuổi thực hiện thì chỉ áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.

                            * Với các vi phạm hành chính do cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên hoặc tổ
                     chức thực hiện là vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ

                     và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.

                            Như vậy, chỉ có thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với cá
                     nhân từ đủ 16 tuổi trở lên hoặc tổ chức vi phạm hành chính khi có đủ các

                     điều kiện sau:

                            Thứ nhất, hành vi vi phạm mà tổ chức, cá nhân thực hiện được pháp luật
                     quy định là có thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Điều này đồng nghĩa nếu

                     hành vi vi phạm mà tổ chức, cá nhân thực hiện không được pháp luật quy định
                     là có thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo mà quy định chỉ có thể bị áp dụng

                     hình thức xử phạt khác như phạt tiền thì không được phép áp dụng hình thức xử
                     phạt cảnh cáo.

                            Thứ hai, việc áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với cá nhân, tổ chức

                     vi phạm hành chính chỉ được thực hiện khi đó là vi phạm không nghiêm trọng
                     và có tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật. Vi phạm hành chính không
                     nghiêm trọng được hiểu là những vi phạm hành chính lần đầu, hậu quả không

                     nghiêm trọng. Điều này phù hợp với ý nghĩa, mục đích của hình thức xử phạt
                     cảnh cáo là giáo dục nhiều hơn trừng phạt. Tuy nhiên, hình thức xử phạt cảnh

                     cáo cũng thể hiện thái độ răn đe nghiêm khắc của Nhà nước đối với cá nhân, tổ
                     chức vi phạm hành chính.

                            Mục đích của hình thức xử phạt cảnh cáo không nhằm gây ra thiệt hại về

                     vật chất mà là sự lên án của Nhà nước để ngăn chặn kịp thời, xử lý tại chỗ cá
                     nhân, tổ chức đã có hành vi phạm hành chính, từ đó giáo dục ý thức chấp hành
                     pháp luật đối với người có hành vi vi phạm. Việc áp dụng đúng đắn, chính xác

                     hình thức xử phạt cảnh cáo có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác phòng
                     ngừa vi phạm hành chính. Để nâng cao hiệu quả của việc áp dụng hình thức xử

                     phạt này, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi đã quy định khi xử
                     phạt cảnh cáo phải được quyết định bằng văn bản.

                                                                 26
   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35