Page 28 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 28
phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó. Một người thực hiện
nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử
phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều
lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng.
Nguyên tắc này thể hiện quan điểm là chỉ có cá nhân, cơ quan nhà nước
có thẩm quyền mới có quyền xác định một hành vi trái pháp luật nào đó có phải
là vi phạm hành chính không và trong trường hợp có hành vi thực sự có tính
nguy hiểm cho xã hội mà vì lý do nào đó pháp luật chưa quy định đó là hành vi
vi phạm hành chính thì không ai có thể bắt cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm
hành chính về hành vi đó. Trong trường hợp pháp luật quy định một hành vi là
vi phạm hành chính thì mỗi lần cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi đó sẽ chỉ bị
xử phạt một lần về hành vi vi phạm hành chính đã thực hiện được. Nếu người có
thẩm quyền phát hiện cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều vi phạm hành chính hay
nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một vi phạm thì việc xử phạt mỗi cá nhân,
tổ chức về từng hành vi họ vi phạm trong một lần xử phạt cũng vẫn là một vi
phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Trong trường hợp này, trách nhiệm hành chính được cá thể hóa theo từng
chủ thể của vi phạm hành chính. Việc quyết định hình thức và mức xử phạt cụ
thể đối với từng người cần được tính toán trên cơ sở tính chất, mức độ vi phạm,
các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hành chính đối với từng người
có hành vi vi phạm.
Như vậy, đây là một trong những nguyên tắc cơ bản trong quá trình áp
dụng hình thức xử phạt hành chính. Dù áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành
chính nào thì người có thẩm xử phạt cần chú ý từ việc lập biên bản, ra quyết
định xử phạt đối với một người hay nhiều người thực hiện hành vi vi phạm; để
đảm bảo mọi chủ thể thực hiện hành vi vi phạm, mọi hành vi vi phạm đều bị xử
phạt nghiêm minh theo đúng các quy định của Nhà nước.
- Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành
chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại
diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.
Tất cả các trường hợp vi phạm hành chính chỉ có thể bị xử lý khi có các
căn cứ chứng minh hành vi vi phạm. Người nào có thẩm quyền xử phạt thì đồng
thời cũng có trách nhiệm đưa ra những bằng chứng, căn cứ chứng minh hành vi
vi phạm. Ngược lại để đảm bảo tính chính xác, khách quan, công bằng pháp luật
hành chính cho phép cá nhân, tổ chức bị xử phạt hành chính có quyền tự mình
hoặc thông qua người đại diện hợp pháp đưa ra các căn cứ, bằng chứng chứng
24