Page 31 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 31

+ Về trình tự, thủ tục thực hiện:

                            Hình thức xử phạt cảnh cáo được quyết định bằng văn bản. Bởi vì, theo

                     quy định tại Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi có quy
                     định trường hợp xử phạt cảnh cáo không cần lập biên bản được áp dụng trong

                     trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân,
                     500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết
                     định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Như vậy, đối với những trường hợp vi

                     phạm hành chính không nghiêm trọng, lần đầu, thì không cần phải lập biên bản
                     mà người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

                     tại chỗ. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng,
                     năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ
                     chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết

                     liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định
                     xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng.

                            Việc thi hành quyết định xử phạt khi không lập biên bản được quy định

                     như sau: quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản thì phải
                     được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt 01 bản. Trường hợp người chưa thành

                     niên bị xử phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt còn được gửi cho cha mẹ hoặc
                     người giám hộ của người đó.

                            - Phạt tiền (Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi)

                            + Khái niệm:


                            Trong số các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền là hình thức
                     xử phạt được áp dụng phổ biến với hầu hết các hành vi vi phạm hành chính và
                     trên thực tế có tác dụng rất lớn trong việc phòng ngừa, đấu tranh chống vi phạm

                     hành chính cũng như răn đe, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong xã hội.

                            Phạt tiền là hình thức xử phạt hành chính có tính chất nghiêm khắc hơn
                     hình thức xử phạt cảnh cáo, bởi nó gây thiệt hại về mặt vật chất đối với người bị

                     xử phạt. Qua sự phân tích trên, có thể hiểu: Phạt tiền là hình thức xử phạt chính
                     do người có thẩm quyền quyết định áp dụng với cá nhân, tổ chức vi vi phạm

                     hành  chính  nhằm  tước  bỏ  một  khoản  tiền  nhất  định  của  cá nhân, tổ  chức  vi
                     phạm hành chính để sung vào công quỹ nhà nước.

                            + Về mức phạt tiền, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi

                     quy định:

                            * Có sự khác biệt mức phạt tiền áp dụng đối với vi phạm trong các lĩnh
                     vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh, trật tự, an toàn xã hội xảy


                                                                 27
   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36