Page 29 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 29

minh mình không vi phạm hành chính. Việc bổ sung nguyên tắc này là phù hợp

                     và rất cần thiết xuất phát từ thực tiễn áp dụng hình thức phạt tiền của cơ quan, cá
                     nhân có thẩm quyền những năm qua, để khắc phục cơ quan hành chính quyết
                     định xử phạt mang tính đơn phương, áp đặt ý chí chủ quan của người có thẩm

                     quyền xử phạt.

                            Mặt khác, việc xử lý vi phạm hành chính liên quan trực tiếp đến danh dự,
                     quyền cơ bản của công dân, vì thế cần được tiến hành dân chủ, khách quan,

                     chính xác trên cơ sở xác minh rõ vụ việc.

                            - Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với
                     tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.


                            Nguyên tắc này thể hiện sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật khi
                     cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì tổ chức sẽ bị xử phạt nặng hơn cá nhân.
                     Bởi tổ chức là một pháp nhân được Nhà nước công nhận, được pháp luật bảo hộ

                     quyền lợi trong quá trình hoạt động của mình; do vậy, khi tổ chức đó thực hiện
                     hành vi vi phạm thì mức độ nghiêm trọng của vụ việc sẽ cao hơn so với cá nhân

                     thực hiện vi phạm hành chính. Việc áp dụng mức phạt tiền đối với tổ chức bằng
                     02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân là thỏa đáng và đảm bảo tính răn đe, giáo
                     dục đối với chủ thể vi phạm là tổ chức. Đây là điểm mới trong lý luận và thực

                     tiễn áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, từ yêu cầu thực tế đấu tranh
                     phòng, chống vi phạm hành chính nhằm bảo đảm tính hiệu quả thật sự, phù hợp

                     với thực tiễn khách quan trong xử phạt vi phạm hành chính.

                            3. Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính

                            a. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính

                            - Cảnh cáo (Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi)

                            + Khái niệm:


                            Trong pháp luật hành chính, hình thức xử phạt cảnh cáo là hình thức xử
                     phạt với mục đích nhắc nhở và khiển trách công khai đối với cá nhân, tổ chức
                     khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính không nghiêm trọng. Từ sự phân tích

                     trên, hình thức xử phạt cảnh cáo được hiểu như sau: Cảnh cáo là hình thức xử
                     phạt chính, đó là sự khiển trách công khai của Nhà nước, cơ quan, người có

                     thẩm quyền đối với cá nhân, tổ chức khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính
                     không nghiêm trọng.

                            + Trường hợp áp dụng: Hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng trong

                     hai trường hợp sau đây:



                                                                 25
   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34