Page 27 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 27

mức độ nào. Việc xử phạt đúng thẩm quyền sẽ tạo nên sự hài hòa, không chồng

                     chéo, không bỏ sót vi phạm và xử phạt được thuận tiện, chính xác. Việc xử phạt
                     cũng phải bảo đảm công bằng để ai vi phạm cũng đều bị xử phạt, vi phạm giống
                     nhau thì bị xử phạt giống nhau, đồng thời có tính đến các yếu tố đặc thù về

                     người vi phạm, điều kiện, hoàn cảnh vi phạm nhưng trong giới hạn pháp luật
                     quy định.

                            Bên cạnh đó, việc áp dụng các hình thức xử phạt còn cần chú ý đến yếu tố

                     chủ thể thực hiện vi phạm hành chính để vừa đảm bảo mục đích xử phạt với cá
                     nhân, tổ chức đã vi phạm vừa phải đảm bảo công bằng, đúng pháp luật. Cụ thể,

                     người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi mà vi phạm hành chính thì chỉ áp dụng
                     hình thức xử phạt cảnh cáo; người từ đủ 16 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi vi phạm
                     hành chính thì áp dụng hình thức xử phạt tiền nhưng mức phạt tiền chỉ bằng ½

                     so với người đã thành niên. Như vậy, qua quy định trên, người có thẩm quyền
                     không được áp dụng hình thức phạt tiền với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi

                     vi phạm hành chính mà chỉ được áp dụng hình thức xử phạt là cảnh cáo.

                            - Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu
                     quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để

                     quyết định hình thức, mức xử phạt và các biện pháp xử lý thích hợp theo quy
                     định của pháp luật.

                            Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo đảm cho việc xử lý vi

                     phạm hành chính được khách quan, đúng người, đúng hành vi và có sức thuyết
                     phục cao. Bất cứ hành vi vi phạm hành hính nào cũng có tính nguy hiểm cho xã
                     hội và tùy theo mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà pháp luật quy định

                     hình  thức, mức  phạt  phù hợp. Mức  độ nguy  hiểm  cho xã hội  của  hành vi vi
                     phạm hành chính tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tính chất, mức độ của hành vi;

                     mức độ nghiêm trọng của hậu quả gây ra; người vi phạm là ai; thực hiện hành vi
                     vi phạm trong điều kiện, hoàn cảnh nào… Vì vậy, để xử phạt  vi phạm hành
                     chính nghiêm minh, công bằng, có giá trị răn đe, phòng ngừa cao thì khi xử phạt

                     phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm, các tình
                     tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết định hình thức, mức xử phạt.

                            Trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, các cơ quan, cá

                     nhân có thẩm quyền phải căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng được quy
                     định tại Điều 9, Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi.

                            - Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do

                     pháp luật quy định. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
                     Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi


                                                                 23
   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32