Page 23 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 23
Chương 2
CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH
THEO LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
I. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1. Khái niệm và đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính
a. Khái niệm
Trong mọi lĩnh vực, tuân thủ pháp luật và vi phạm pháp luật luôn tồn tại
song hành. Pháp luật điều chỉnh hành vi, do đó, để hành vi trái pháp luật nói
chung và hành vi trái pháp luật hành chính nói riêng không xảy ra thì việc xử
phạt luôn được chú trọng. Vi phạm hành chính tuy không nguy hiểm bằng tội
phạm nhưng lại diễn ra rất phức tạp, gây thiệt hại cho Nhà nước, lợi ích hợp
pháp của cá nhân, tổ chức. Nhằm bảo đảm hiệu quả trong công tác đấu tranh,
phòng, chống vi phạm hành chính thì việc áp dụng các hình thức xử phạt đối với
các vi phạm hành chính được xem là một giải pháp hữu hiệu. Các hình thức xử
phạt như cảnh cáo; phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính; trục xuất là những biện pháp tác động mạnh mẽ lên
hành vi của cá nhân, tổ chức. Sự tác động này góp phần nâng cao nhận thức tuân
thủ pháp luật của các chủ thể, từ đó góp phần hạn chế vi phạm hành chính. Bên
cạnh việc áp dụng các hình thức xử phạt để răn đe cá nhân, tổ chức vi phạm
hành chính, pháp luật Việt Nam còn áp dụng các biện pháp nhất định nhằm khắc
phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.
Theo khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi
thì xử phạt vi phạm hành chính là “việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng
hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực
hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính”.
Việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính sẽ đặt ra trách
nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm hành chính. Trách nhiệm pháp lý này là
hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể vi phạm hành chính phải gánh chịu trước
Nhà nước. Hậu quả pháp lý bất lợi đó có thể là sự thiệt hại về tài sản, tinh thần
hoặc bị hạn chế về các quyền yêu cầu pháp lý của chủ thể. Bên cạnh đó việc áp
dụng các biện pháp khắc phục hậu quả nhằm mục đích khôi phục lại tình trạng
ban đầu mà vi phạm đã gây ra, đã là thay đổi hoặc khôi phục những quyền, lợi
ích hợp pháp đã bị vi phạm hành chính xâm hại. Nói cách khác, nếu như mục
đích của hình thức xử phạt là làm thiệt hại đến tình trạng ban đầu vốn có của
19