Page 14 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 14
Năm là, cưỡng chế hành chính được áp dụng trong lĩnh vực hành pháp, do
đó thủ tục áp dụng không đòi hỏi phức tạp, chặt chẽ như thủ tục áp dụng trong
lĩnh vực tư pháp.
Cưỡng chế hành chính và cưỡng chế kỷ luật đều là các biện pháp cưỡng
chế được áp dụng theo thủ tục hành chính. Nhưng do đặc điểm của mối quan hệ
giữa chủ thể áp dụng và đối tượng bị áp dụng nên thủ tục áp dụng cưỡng chế
hành chính được pháp luật điều chỉnh chi tiết, dân chủ và bảo đảm pháp chế hơn
thủ tục áp dụng cưỡng chế kỷ luật.
Phần lớn các biện pháp cưỡng chế hành chính được áp dụng theo thủ tục
hành chính. Tuy nhiên, cũng có một số biện pháp cưỡng chế hành chính như các
biện pháp xử lý hành chính có tính cưỡng chế cao, tước quyền tự do của công
dân trong thời gian tương đối dài. Vì vậy, để bảo đảm tính công khai, minh
bạch, dân chủ, công bằng, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính này
cần phải được xem xét, quyết định theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ hơn.
Sáu là, việc áp dụng cưỡng chế hành chính vừa mang tính chất bảo vệ
pháp luật, vừa mang tính chất thực hiện pháp luật.
Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, xử phạt
vi phạm hành chính, biện pháp xử lý hành chính và bảo đảm thi hành quyết định
xử phạt vi phạm hành chính là những biện pháp cưỡng chế mang tính chất bảo
vệ pháp luật; còn biện pháp khắc phục hậu quả với nội dung là sự thực hiện
nghĩa vụ ghi trong quy định dưới sự cưỡng chế nhà nước, nên mang tính chất
thực hiện pháp luật. Trong khi đó, việc áp dụng cưỡng chế kỷ luật và biện pháp
cưỡng chế hình sự đều có tính chất bảo vệ pháp luật, cưỡng chế dân sự cũng
giống như cưỡng chế hành chính vừa có tính chất bảo vệ pháp luật, vừa có tính
chất thực hiện pháp luật. Nhìn chung, các biện pháp cưỡng chế hành chính mang
tính chất phòng ngừa và sớm hơn cưỡng chế hình sự.
Bảy là, các biện pháp cưỡng chế hành chính được quy định trong văn bản
luật do Nhà nước quy định.
Cưỡng chế hành chính chỉ được áp dụng khi xuất hiện cơ sở thực tế và cơ
sở pháp lý cụ thể. Các quy định của pháp luật hành chính về cưỡng chế hành
chính được coi là cơ sở pháp lý của việc áp dụng cưỡng chế hành chính. Các quy
phạm pháp luật hành chính về cưỡng chế hành chính được quy định cụ thể trong
Luật xử lý vi phạm hành chính và một số Nghị định do Chính phủ ban hành cũng
như một số Thông tư của các Bộ, ban ngành. Trong khi đó, các văn bản pháp luật
quy định về các biện pháp cưỡng chế nhà nước khác có sự tập trung hơn. Cưỡng
chế hình sự được quy định trong Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự. Cưỡng
10