Page 11 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 11

Cưỡng chế nhà nước nói chung, cưỡng chế hành chính nói riêng là những

                     hiện tượng, khái niệm gần nhau và có mối quan hệ chặt chẽ. Trong hoạt động
                     quản lý của Nhà nước, cưỡng chế nhà nước và cưỡng chế hành chính khác nhau
                     về mục đích. Cưỡng chế nhà nước xét cho cùng hướng tới các mục đích như duy

                     trì, củng cố sự thống trị giai cấp, duy trì trật tự xã hội, phát triển kinh tế, xã hội,
                     văn hóa, bảo đảm an ninh quốc gia. Cưỡng chế hành chính chỉ là công cụ, biện

                     pháp sau cùng được áp dụng sau khi các công cụ, biện pháp khác không được
                     bảo đảm trật tự quản lý, tức là cưỡng chế hành chính chỉ là phương tiện bảo đảm
                     cho quyền lực nhà nước trong lĩnh vực hành pháp được thực hiện.


                            Phạm vi áp dụng cưỡng chế hành chính cũng được xem xét dưới góc độ là
                     cơ sở áp dụng các biện pháp này. Trong khoa học Luật Hành chính hiện nay
                     đang tồn tại những ý kiến khác nhau trong việc xác định phạm vi áp dụng của

                     cưỡng chế hành chính. Có thể chia ra hai nhóm ý kiến: Một là, cưỡng chế hành
                     chính luôn gắn liền với vi phạm pháp luật, cụ thể là vi phạm hành chính; hai là,

                     cưỡng chế hành chính ngoài việc áp dụng trong trường hợp có vi phạm pháp luật
                     thì còn được áp dụng để phòng ngừa hoặc trong trường hợp thật cần thiết vì lý
                     do an ninh, quốc phòng và vì lợi ích quốc gia (không có vi phạm pháp luật).


                            Về  ý  kiến  xem  cưỡng  chế  hành  chính  chỉ  liên  quan  tới  vi  phạm  hành
                     chính, hầu như không có ai phản đối rằng đối với vi phạm pháp luật thì cưỡng
                     chế nhà nước là tất yếu. Không áp dụng cưỡng chế hay coi nhẹ nó cũng có nghĩa

                     là dẫn đến tình trạng vô Chính phủ, vô kỷ luật trong xã hội và trong bộ máy nhà
                     nước. Ý kiến thứ hai cho rằng ngoài trường hợp có vi phạm hành chính xảy ra,

                     cưỡng chế hành chính còn được áp dụng để phòng ngừa ví dụ như kiểm tra giấy
                     tờ, hàng hóa, hành lý; ngăn cấm vào khu vực có dịch bệnh và trong trường hợp
                     cần thiết vì lý do an an ninh, quốc phòng và lợi ích quốc gia (ví dụ như trưng

                     dụng, trưng mua tài sản). Lập luận của ý kiến này là “Phòng ngừa hành chính là
                     các biện pháp do các cơ quan hành chính hoặc người có thẩm quyền áp dụng để

                     ngăn ngừa những hiểm họa xảy ra đối với sinh mạng và tài sản của công dân,
                     cộng đồng trong hoàn cảnh cấp thiết, không liên quan với vi phạm pháp luật...

                     không cần sự đồng ý của công dân, cộng đồng hữu quan và quyết định phòng
                     ngừa phải được chấp hành”; hoặc để “bảo đảm an toàn xã hội, phục vụ lợi ích

                     công cộng và thực hiện những chính sách chung”.

                            Nếu coi các biện pháp phòng ngừa kể trên là cưỡng chế hành chính thì rất
                     dễ đồng nhất những cái mà pháp luật “cấm đoán” với “cưỡng chế” (cấm vào

                     khu vực có dịch, cấm vào khu vực quân sự...); hoặc đồng nhất những điều mà
                     pháp luật quy định “phải làm” là “cưỡng chế‟ (cách ly y tế với những người



                                                                  7
   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16