Page 12 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 12
nghi nhiễm bệnh dịch, phải di dời khỏi khu vực nhất định). Nếu theo lôgíc này
thì trong xã hội có quá nhiều cưỡng chế bởi những cái mà pháp luật “cấm làm”
và quy định “phải làm” có rất nhiều.
Vì vậy, không nên coi các biện pháp phòng ngừa kể trên là biện pháp
cưỡng chế nhà nước. Nó chỉ là những nghĩa vụ pháp luật. Các cá nhân, tổ chức có
thể hoàn toàn tự nguyện thi hành các biện pháp hành chính được áp dụng trong
những hoàn cảnh đặc biệt. Ví dụ: Cá nhân chấp hành việc kiểm tra hành chính về
giấy tờ tùy thân, phương tiện giao thông trước các lực lượng chức năng thì không
thể coi biện pháp kiểm tra hành chính này là biện pháp cưỡng chế, vì ở đây hoàn
toàn có sự tự nguyện của các đối tượng quản lý. Chỉ khi họ không chấp hành yêu
cầu kiểm tra và lực lượng chức năng phải tiến hành cưỡng chế kiểm tra hành
chính thì mới coi là biện pháp cưỡng chế hành chính. Hoặc khi người nghi mắc
bệnh dịch hoàn toàn tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cách ly y tế thì biện pháp cách
ly này không thể coi là cưỡng chế được. Chỉ khi người bệnh không chấp hành
nghĩa vụ thì lúc đó việc buộc họ phải cách ly y tế mới trở thành biện pháp cưỡng
chế và biện pháp này được gọi là “cưỡng chế cách ly y tế”.
Từ những phân tích về bản chất và phạm vi áp dụng của cưỡng chế hành
chính, tương quan giữa cưỡng chế hành chính với cưỡng chế nhà nước thì có thể
hiểu: Cưỡng chế hành chính là một dạng của cưỡng chế Nhà nước được áp
dụng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính hoặc trong trường
hợp pháp luật quy định để buộc cá nhân, tổ chức chấp hành các nghĩa vụ trong
hoạt động quản lý hành chính, thể hiện quyền lực nhà nước trong việc bảo vệ
trật tự quản lý hành chính nhà nước phục vụ lợi ích xã hội, Nhà nước và các cá
nhân, tổ chức.
2. Đặc điểm cưỡng chế hành chính
Cưỡng chế hành chính là một nhóm biện pháp có tính độc lập trong hệ
thống cưỡng chế nhà nước nói chung. Cưỡng chế hành chính cùng với các nhóm
biện pháp cưỡng chế hình sự, cưỡng chế dân sự và cưỡng chế kỷ luật hình thành
nên hệ thống cưỡng chế nhà nước. Cưỡng chế hành chính là một hiện tượng
pháp lý có tính độc lập, nó có những đặc điểm riêng.
Một là, chủ thể thực hiện cưỡng chế hành chính là các cơ quan, người có
thẩm quyền trong hệ thống các cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
Chủ thể áp dụng cưỡng chế hành chính là cơ quan hành chính nhà nước,
người có thẩm quyền tại các cơ quan như Ủy ban nhân dân, Công an, Hải quan,
Kiểm lâm… Tuy nhiên, chỉ có một số chức danh trong các cơ quan này được
pháp luật quy định mới có thẩm quyền áp dụng cưỡng chế hành chính. Giữa cơ
8