Page 64 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 64

cho ai và cho bao nhiêu số tài sản thuộc quyền sở hữu của mình mà không phụ

          thuộc vào việc người được hưởng thừa kế theo di chúc có quan hệ huyết thống,
          nuôi dưỡng hay thân thích với người lập di chúc. Người lập di chúc có thể để lại
          tài sản cho người này nhiều, người kia ít hoặc không cho người nào đó trong số

          những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

               Nếu như trong tất cả các loại hợp đồng dân sự ý chí của các bên tham gia
          đều phải được thể hiện (các bên tự nguyện thỏa thuận, bàn bạc, trao đổi) thì di

          chúc chỉ thể hiện ý chí của một bên duy nhất, đó là người lập di chúc. Hợp đồng
          dân sự chỉ phát sinh hiệu lực khi các bên tham gia hợp đồng thống nhất được

          những điều khoản ghi nhận trong hợp đồng và cùng nhau ký kết hợp đồng còn
          trong di chúc, không có sự thống nhất giữa người lập di chúc và người được thừa
          kế theo di chúc. Phần lớn người được hưởng thừa kế theo di chúc không biết mình

          có quyền được hưởng di sản theo di chúc khi di chúc chưa được công bố.

               - Về nội dung: Di chúc nhằm dịch chuyển di sản của người chết cho những
          người đã được xác định trong di chúc. Đây là căn cứ quan trọng để xác định việc

          dịch chuyển tài sản của người chết sang cho những người khác có hợp pháp không.
          Di chúc chỉ đem lại ý nghĩa về mặt vật chất cho người thừa kế khi có nội dung

          trao một phần hoặc toàn bộ di sản của mình cho những người khác.

               - Về hình thức: Sự định đoạt trong di chúc muốn được đảm bảo thực hiện,
          người lập di chúc muốn nâng cao tính xác thực của di chúc thì việc lập di chúc

          cần phải tuân theo một hình thức mà pháp luật quy định. Di chúc có thể xác lập
          bằng hai hình thức là di chúc bằng văn bản hoặc di chúc miệng.

               - Thời điểm có hiệu lực của di chúc: Theo quy định tại khoản 1 Điều 643

          BLDS năm 2015 thì di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế. Khi
          người để lại di sản chế, di chúc sẽ phát sinh hiệu lực và người thừa kế được hưởng

          di sản theo nội dung di chúc.

               Đây là một đặc điểm thể hiện rõ sự khác biệt giữa di chúc với các loại giao
          dịch dân sự khác. Nếu hợp đồng dân sự có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết trừ

          trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác thì thời điểm
          có hiệu lực của di chúc lại phụ thuộc vào thời điểm mà người lập di chúc chết
          hoặc thời điểm mà quyết định của Tòa án tuyên bố người lập di chúc chết có hiệu

          lực pháp luật.

               Từ khái niệm di chúc và các quy định của BLDS năm 2015 về thừa kế theo
          di chúc có thể hiểu: “Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người




                                                     62
   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69