Page 69 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 69

suốt hay không. Tranh chấp về việc minh mẫn, sáng suốt của người lập di chúc

                     lại thường xảy ra đối với những di chúc không được chứng nhận, chứng thực. Vì
                     vậy, để hạn chế tranh chấp thì việc lập di chúc có chứng thực, chứng nhận cần
                     được khuyến khích.


                           Một người được coi là có năng lực hành vi dân sự (trong đó có năng lực hành
                     vi viết di chúc), khi người đó bằng khả năng của mình thực hiện, xác lập quyền
                     và nghĩa vụ dân sự. Trong quan hệ pháp luật thừa kế, người lập di chúc bằng hành

                     vi định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình thông qua việc lập di chúc, người lập
                     di chúc đã xác lập quyền hưởng di sản cho người được thừa kế theo di chúc. Đồng

                     thời với việc xác lập quyền hưởng di sản cho người thừa kế theo di chúc, người
                     lập di chúc đương nhiên đã xác lập nghĩa vụ cho người quản lý di sản.

                           Tuy nhiên, thực tế có những trường hợp người  đạt độ tuổi trưởng thành

                     nhưng không có đầy đủ khả năng nhận thức. Theo quy định tại khoản 2 Điều 20
                     BLDS năm 2015: “Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ
                     trường hợp quy định tại các Điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này”. Những người bị

                     Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự
                     hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người không có hoặc không

                     có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Cá nhân thuộc các trường hợp quy định tại các
                     Điều 22, 23 và 24 BLDS năm 2015 tham gia vào giao dịch sẽ cần đến người đại

                     diện hoặc sẽ bị hạn chế ở một vài loại giao dịch.

                           Theo quy định tại Điều 625 BLDS năm 2015, người từ đủ 18 tuổi sẽ được
                     quyền lập di chúc nhưng phải thỏa mãn điều kiện: minh mẫn, sáng suốt trong khi

                     lập di chúc. Điều này khẳng định, độ tuổi của cá nhân chỉ là điều kiện cần để cho
                     phép thực hiện quyền lập di chúc. Còn điều kiện đủ là cá nhân đó phải có khả
                     năng nhận thức, điều khiển hành vi theo quy định của pháp luật.


                           Đối với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, pháp luật không đặt ra quy
                     định trực tiếp đến khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Vì sự hình thành bản
                     di chúc của chủ thể này trên thực tế hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của cha, mẹ

                     hoặc người giám hộ có đồng ý cho họ lập di chúc hay không. Ở quy định này, có
                     thể hiểu rằng trách nhiệm của người làm cha, mẹ hoặc giám hộ cũng được xác

                     định gián tiếp trong việc đánh giá khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của
                     người lập di chúc. Tuy nhiên, cách thể hiện của quy định này chưa thật rõ vì BLDS

                     năm 2015 chỉ đề cập tới hai chủ thể là người trên 18 tuổi và người từ đủ 15 tuổi
                     đến chưa đủ 18 tuổi. Những vấn đề liên quan đến các chủ thể có độ tuổi dưới 15
                     được quy định rải rác ở các điều luật khác. Ví dụ: người dưới 6 tuổi, hoặc từ đủ 6



                                                                 67
   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74