Page 70 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 70

tuổi đến dưới 15 tuổi không được lập di chúc nhưng không được quy định cụ thể

          là suy luận từ khoản 2, 3 Điều 21 BLDS năm 2015 hay trường hợp người bị hạn
          chế về mặt thể chất không được quy định trong Điều 625 BLDS năm 2015 nhưng
          được quy định tại khoản 3 Điều 630 BLDS năm 2015 với địa vị pháp lý giống

          chủ thể được quy định tại Điều 625 BLDS năm 2015. Vì vậy, cần sửa đổi nội
          dung của Điều 625 về người lập di chúc dưới 15 tuổi theo hướng xác định rõ giá

          trị pháp lý của hành vi này: “Di chúc do một người chưa đủ mười lăm tuổi lập thì
          không có giá trị”.

               Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 BLDS năm 2015: “Khi một người do bị

          bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành
          vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ
          chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực

          hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần”. Khoản 2 Điều 22
          BLDS năm 2015 quy định: “Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi

          dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện”. Như vậy, người
          mất năng lực hành vi dân sự không được lập di chúc.

               Đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: Khoản 1 Điều

          23 BLDS năm 2015 quy định: “Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh
          thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất

          năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích
          liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp
          y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong

          nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ
          của người giám hộ”. Về nguyên tắc, các giao dịch của người này sẽ thông qua

          người giám hộ. Nhưng việc lập di chúc không thể thông qua cơ chế uỷ quyền, nên
          thông qua giám hộ trong trường hợp này cũng không có ý nghĩa. Trong khi BLDS

          năm 2015 cũng như các BLDS trước đó có đề cập tới người bị hạn chế về mặt thể
          chất và đối với việc lập di chúc quy định rằng: “Di chúc của người bị hạn chế về
          thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành

          văn bản và có công chứng hoặc chứng thực”. Người có khó khăn trong nhận thức
          và làm chủ hành vi đã được đề cập trong phần chung BLDS năm 2015 nhưng

          không được quy định trong phần di chúc. Điều này dễ gây ra nhầm lẫn trong cách
          hiểu và áp dụng.

               Đối với người bị tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự: Theo quy định

          tại khoản 1 Điều 24 BLDS năm 2015, người hạn chế năng lực hành vi dân sự là:



                                                     68
   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75