Page 73 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 73

nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của những người thân thích. Đe dọa trong việc

                     lập di chúc trước là hành vi cố ý. Hành vi cố ý này phải có sự toan tính từ phía
                     người đe dọa về việc đe dọa người lập di chúc như thế nào, hình thức, địa điểm
                     đe dọa, phương tiện để thực hiện việc đe dọa. Hậu quả của việc thực hiện hành vi

                     đe dọa là làm người lập di chúc phải sợ hãi đến mức phải lập di chúc theo ý muốn
                     của người đe dọa. Việc phải lập di chúc đó có thể không gây thiệt hại cho người
                     lập di chúc về tính mạng, sức khỏe, tài sản. Thực tế, người lập di chúc không bị

                     thiệt hại về tài sản vì chỉ khi người để lại di sản chết thì di chúc mới phát sinh
                     hiệu lực. Khi chết, họ không thể mang theo được tài sản. Người bị thiệt hại về tài
                     sản sẽ là những người thân thích của người lập di chúc. Tuy nhiên, do người lập

                     di chúc phải viết di chúc theo ý chí của người đe dọa nên sẽ có ảnh hưởng đến
                     danh dự, uy tín của người lập di chúc.

                           Trong trường hợp mà các đương sự khai là người lập di chúc bị đe dọa, Tòa

                     án phải xác minh, lấy lời khai nhân chứng, thậm chí kiểm tra cả những vật chứng
                     (nếu có). Việc xác định người khác đã can thiệp vào việc lập di chúc đến mức độ

                     nào có ý nghĩa quan trọng trong việc xem xét hiệu lực pháp luật của di chúc. Sự
                     can thiệp đó có đến mức làm cho người lập di chúc sợ hãi và phải lập di chúc theo
                     ý muốn của người can thiệp không. Để xem xét về việc người lập di chúc đã đến

                     mức sợ hãi chưa là một vấn đề rất khó, đòi hỏi Tòa án phải cân nhắc kỹ lưỡng
                     toàn bộ các chứng cứ của vụ án. Trường hợp người can thiệp đã bị bản án của Tòa

                     án xử lý về hành vi đe dọa rồi thì sẽ có nhiều thuận lợi cho việc xem xét. Ví dụ:
                     Một người có hành vi đe dọa người lập di chúc để buộc người lập di chúc phải
                     viết di chúc không đúng với ý chí của người lập di chúc. Để thực hiện hành vi đe

                     dọa của mình, anh ta đã dùng vũ lực và gây ra thương tích nặng cho người lập di
                     chúc đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bằng bản án hình sự, Tòa án đã

                     xác định có hành vi đe dọa trong việc lập di chúc và có hành vi cố ý gây thương
                     tích, đồng thời Tòa án đã xử lý về mặt hình sự đối với hành vi cố ý gây thương
                     tích. Sau đó, do người lập di chúc chết, người được thừa kế theo di chúc khởi kiện

                     yêu cầu được thừa kế theo di chúc. Trong trường hợp này, Tòa án dễ dàng trong
                     việc tuyên bố về việc di chúc trên không có hiệu lực pháp luật do người lập di

                     chúc bị đe dọa.

                          Đối với trường hợp các bên có ý kiến khác nhau về việc người lập di chúc
                     có bị đe dọa trong khi lập di chúc hay không, cả hai bên đương sự đều phải có

                     nghĩa vụ chứng minh theo quy định tại Điều 79 BLTTDS năm 2004 (có hiệu lực
                     từ ngày 01/1/2005). Bên đương sự cho rằng người lập di chúc bị đe dọa trong khi
                     lập di chúc phải có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh. Nếu các chứng cứ



                                                                 71
   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78