Page 71 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 71
“Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản
của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ
quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự”. Khoản 2 Điều 24 BLDS năm 2015 quy định:
“Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa
án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại
diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày
hoặc luật liên quan có quy định khác”.
Xét về bản chất, người hạn chế năng lực hành vi dân sự là người nghiện ma
túy hoặc các chất kích thích khác và có hành vi phá tán tài sản của gia đình. Điều
này làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích của người thân trong gia đình nên Tòa án
tuyên bố hạn chế năng lực hành vi với họ. Di chúc là loại giao dịch cần đến khả
năng nhận thức, điều khiển hành vi một cách phù hợp của người lập di chúc.
Trong khi đó, việc tuyên bố cá nhân hạn chế năng lực hành vi dân sự nhằm hạn
chế việc xác lập các giao dịch có thể làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích của các
thành viên gia đình. Do đó, di chúc do người bị tuyên bố hạn chế năng lực hành
vi dân sự lập ra không nên bị coi là giao dịch vi phạm điều kiện về chủ thể xác
lập giao dịch.
Điều 625 BLDS năm 2015 ghi nhận về cá nhân được lập di chúc. Nhưng quy
định tại khoản 1 điều 625 lại dẫn chiếu tới Điều 630 để ràng buộc điều kiện cũng
như khoanh vùng loại bỏ tư cách chủ thể lập di chúc. Sự kết nối hay dẫn chiếu
này không sai phạm về mặt lập pháp nhưng lại trở thành thiếu sót khi kết hợp với
quy định khoản 2. Trong trường hợp này, có thể dẫn tới cách hiểu điều kiện về sự
minh mẫn, sáng suốt chỉ cần đặt ra đối với người thành niên, còn người từ đủ 15
đến chưa đủ 18 tuổi vì có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ nên sẽ không
cần đến điều kiện này nữa. Nhưng khi nghiên cứu Điều 630 BLDS năm 2015 một
cách độc lập, quy định tại khoản 1 Điều này là bắt buộc áp dụng đối với tất cả
mọi chủ thể lập di chúc. Như vậy, di chúc do người thành niên hay người từ đủ
15 đến chưa đủ 18 tuổi lập cũng phải thỏa mãn điều kiện về người lập di chúc
phải minh mẫn, sáng suốt. Cách dẫn chiếu tại khoản 1 Điều 625 tới Điều 630 là
không cần thiết. Thậm chí, quy định liên quan tới người từ đủ 15 đến chưa đủ 18
tuổi tại khoản 2 Điều 625 gần như được nhắc lại y nguyên quy định tại khoản 2
Điều 630.
- Về khả năng điều khiển hành vi của người lập di chúc
Khả năng điều khiển hành vi thể hiện nguyên tắc tự nguyện trong việc tham
69