Page 66 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 66
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân phản ánh khả năng của cá nhân đó bằng
hành vi của mình xác lập và thực hiện các hành vi giao dịch dân sự. Khả năng này
phụ thuộc vào độ tuổi và khả năng nhận thức của người đó. Một người được coi
là có đủ khả năng thực hiện quyền lập di chúc nếu người đó có đủ nhận thức để
định đoạt tài sản khi đạt một độ tuổi nhất định. Theo quy định tại Điều 20 BLDS
năm 2015, người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ. Người thành niên, không thuộc các trường hợp bị mất hoặc hạn
chế năng lực hành vi dân sự là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nên được
tham gia xác lập mọi giao dịch dân sự, trong đó có việc lập di chúc.
Theo quy định của BLDS năm 2015, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
cũng có quyền lập di chúc. Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mặc dù là người
chưa thành niên nhưng họ đã có những nhận thức nhất định. Cá nhân từ đủ 15
tuổi đến dưới 18 tuổi thường không có tài sản và đang được cha, mẹ hoặc người
khác nuôi dưỡng, nhưng thực tế cũng có cá nhân trong độ tuổi này có khối lượng
tài sản do được thừa kế, do được tặng cho hoặc do cá nhân tích lũy, tạo lập từ lao
động phù hợp với sức lao động của mình trong các tổ chức kinh tế, dịch vụ thương
mại... Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2019: “Độ tuổi lao
động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục
1 Chương XI của Bộ luật này”. Như vậy, theo quy định của Luật lao động thì cá
nhân từ đủ 15 tuổi trở lên tùy thuộc vào khả năng của mình có quyền tham gia lao
động tạo ra của cải vật chất. Vì vậy, pháp luật đã dự liệu cho người ở độ tuổi này
lập di chúc là để đảm bảo quyền định đoạt của chủ sở hữu tài sản. Tuy nhiên, các
chủ thể ở độ tuổi này chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nên người từ đủ 15
tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được quyền lập di chúc nếu được cha, mẹ hoặc người
giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. Nếu người ở độ tuổi này lập di chúc nhưng
không được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp thì di chúc đó
không có giá trị pháp lí.
Như vậy, đối với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì sự hình thành
di chúc được kiểm soát và phụ thuộc vào ý chí của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Quy định này đã tồn tại trong các văn bản quy phạm pháp luật trước đây, nhưng
BLDS năm 2015 đã có những thay đổi để phù hợp hơn. BLDS năm 1995 và BLDS
năm 2005 chỉ quy định cần có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ mà
không làm rõ là đồng ý về nội dung gì. Để làm rõ hơn quy định này, khoản 2 Điều
625 BLDS năm 2015 đã quy định: “Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được
lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc”.
BLDS năm 2015 đã khẳng định rõ ràng hơn là cha, mẹ hoặc người giám hộ không
64