Page 68 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 68
chưa thành niên: Người chưa đủ 06 tuổi phải thực hiện giao dịch dân sự thông
qua người đại diện theo pháp luật của người đó. Đối với người từ đủ 06 tuổi đến
chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được, người đại diện
theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày
phù hợp với lứa tuổi. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì có thể tự mình
xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động
sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải
được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
- Về khả năng nhận thức của người lập di chúc
Tại khoản 1 Điều 655 BLDS năm 1995 và điểm a, khoản 1 Điều 652 BLDS
năm 2005 và khoản 1 Điều 630 BLDS năm 2015 đều có quy định giống nhau về
nhận thức của người lập di chúc: "Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong
khi lập di chúc...".
Hiện nay, pháp luật dân sự của nước ta chưa có quy định nào về việc người
lập di chúc phải giám định sức khỏe trước khi lập di chúc. Vì vậy, người lập di
chúc có thể khám sức khỏe hoặc không khám sức khỏe trước khi lập di chúc.
Trên thực tế người lập di chúc ít khi đi giám định sức khỏe, khám sức khỏe
trước khi lập di chúc. Vì vậy, tình trạng sức khỏe của người lập di chúc tại thời
điểm lập di chúc không được thể hiện. Khi có tranh chấp xảy ra, bên đương sự
nào cho rằng người lập di chúc không đủ sức khỏe, ảnh hưởng đến sự minh mẫn
của người lập di chúc trong khi lập di chúc thì họ phải có nghĩa vụ chứng minh.
Thực tiễn giải quyết tranh chấp thừa kế tại TAND cho thấy tình trạng này diễn ra
tương đối phổ biến. Bên yêu cầu chia thừa kế theo di chúc có nghĩa vụ xuất trình
trước Tòa án các chứng cứ liên quan đến việc người lập di chúc hoàn toàn minh
mẫn, sáng suốt khi lập di chúc. Ngược lại, bên yêu cầu chia thừa kế theo pháp
luật có nghĩa vụ xuất trình các chứng cứ để chứng minh người lập di chúc không
minh mẫn, sáng suốt để bác bỏ yêu cầu chia thừa kế theo di chúc.
Về nguyên tắc, tất cả các di chúc đều được coi là do người để lại di sản lập
trong lúc minh mẫn, sáng suốt. Vì vậy, đương sự nào cho rằng khi lập di chúc
người lập di chúc không minh mẫn, sáng suốt phải có nghĩa vụ chứng minh trước
Tòa án có thẩm quyền. Chỉ khi có đầy đủ cơ sở khẳng định người lập di chúc
không minh mẫn, sáng suốt như: Kết luận của cơ quan y tế, bản án có hiệu lực
pháp luật của Tòa án... thì Tòa án có thẩm quyền tuyên bố di chúc vô hiệu. Thông
thường, những di chúc được chứng nhận, chứng thực của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền ít khi xảy ra tranh chấp về việc người lập di chúc có minh mẫn, sáng
66