Page 9 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 9

Chương 1

                                              NHẬN THỨC CHUNG VỀ THỪA KẾ


                           I. KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ VÀ
                     KẾT CẤU CỦA CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

                           1. Lịch sử phát triển của chế định thừa kế

                           Trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế cũng luôn có vị

                     trí đặc biệt quan trọng trong các chế định pháp luật. Đây là một hình thức pháp lý
                     quan trọng để bảo vệ các quyền công dân nói chung. Chính vì vậy, thừa kế đã trở

                     thành một vấn đề quan trọng đối với đời sống của mỗi cá nhân, gia đình, cộng
                     đồng xã hội. Trong mỗi nhà nước, mỗi giai cấp, mỗi giai tầng chính trị mặc dù có
                     những xu thế chính trị khác nhau, nhưng đều coi vấn đề thừa kế là một trong

                     những quyền cơ bản của công dân và được quy định rất cụ thể trong Hiến pháp.

                           Từ khi hình thành và phát triển cho đến nay, pháp luật về thừa kế luôn được
                     bổ sung hoàn thiện, tạo khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ thừa kế. Việc hình

                     thành và phát triển thừa kế ở Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn sau:

                           a. Giai đoạn trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945

                           - Thừa kế trong giai đoạn chế độ phong kiến Việt Nam

                           Thời nhà Lê (1428 - 1787) với những thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực

                     chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, đặc biệt trong lĩnh vực lập pháp và điển chế
                     đã để lại nhiều văn bản pháp lý. Theo thứ tự thời gian, có thể kể tên các văn bản

                     pháp luật sau: Quốc triều hình luật, Luật Thư (1440 - 1442), Quốc Triều Luật
                     Lệnh (1440 - 1442), Hồng Đức, Thiện Chính Thư (1470 - 1497), Quốc Triều
                     Chiếu Lệnh Thiện Chính (1619 - 1705), Cảnh Hưng Điều luật (1740 - 1786).


                           Trong các văn bản pháp luật trên, Quốc triều hình luật được xem là bộ luật
                     quan trọng và chính thống nhất, đồng thời là bộ luật có niên đại xưa nhất còn giữ
                     được. Quốc triều hình luật là cơ sở để xác định pháp luật về thừa kế ở Việt Nam

                     được hình thành chính thức từ triều Hậu Lê. Trong Quốc triều hình luật, các quy
                     định thừa kế được quy định trong chương Điền sản từ Điều 374 đến Điều 399. Theo

                     bộ luật này, thừa nhận hai hình thức thừa kế, đó là thừa kế theo di chúc (phân chia
                     di sản theo chúc thư) và thừa kế theo pháp luật (phân chia di sản theo pháp luật).

                           Quốc triều hình luật dù ra đời trong xã hội chịu ảnh hưởng nặng nề bởi quan

                     niệm nho giáo nhưng vẫn chứa đựng những tư tưởng tiến bộ của xã hội phong kiến
                     Việt Nam. Đó là sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản. Vợ chồng



                                                                  7
   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14