Page 12 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 12

“Vợ hoặc chồng của người chết có quyền thừa kế ngang với các con, vợ lẽ

          và con nuôi chính thức của người để lại di sản có quyền thừa kế như vợ cả và con
          đẻ của người đó. Vợ góa của người để lại di sản đều có quyền thừa kế di sản của
          chồng và hưởng phần di sản ngang với các thừa kế cùng hàng khác”.


               Quy định này đã cũng cố và phát triển thêm nguyên tắc “người đàn bà có
          chồng có toàn năng lực về mặt hộ” mà Sắc lệnh số 97/1950 đã quy định.

               Trên cơ sở Điều 19 Hiến pháp năm 1959 đã công nhận vấn đề thừa kế thành

          nguyên tắc: “Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của
          công dân”, “Vợ và chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau”; “Các con có nghĩa
          vụ và quyền lợi ngang nhau trong quy định nói chung và trong lĩnh vực hưởng

          thừa kế nói riêng”. Để đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác xét xử, trong phạm vi
          chức năng của mình, TAND tối cao đã ban hành nhiều Thông tư hướng dẫn cụ

          thể để Toà án các cấp có sự thống nhất chung về đường lối xét xử. Thông tư số
          594/NCPL ngày 27/8/1968 hướng dẫn đường lối xét xử các việc tranh chấp về
          thừa kế. Thông tư số 02/TATC ngày 2/8/1973 hướng dẫn giải quyết tranh chấp về

          thừa kế di sản liệt sĩ... Ngoài ra, ở miền Nam, còn có Bộ luật của chính quyền Sài
          Gòn (1972) đã quy định khá cụ thể về thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp

          luật nhằm bảo vệ các quyền lợi chính đáng của người được hưởng di sản thừa kế.

               Như vậy, pháp luật về thừa kế trong giai đoạn này tuy cơ bản vẫn tiếp tục
          duy trì theo ba bộ pháp điển là Dân luật Bắc kỳ, Dân luật Trung kỳ và Pháp quy

          giản yếu (1873) nhưng lại mang một nội dung mới rất tiến bộ, hướng tới việc xoá
          bỏ những quan niệm lạc hậu, tư tưởng trọng nam, khinh nữ, thực hiện bình đẳng

          nam nữ, bình đẳng mọi công dân trong thừa kế.

               - Giai đoạn từ 1975 – 1995

               Bước đầu để khắc phục sự cách biệt về pháp luật giữa hai miền Nam, Bắc,
          nên ngày 25/3/1977, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị quyết số 76/1977 hướng dẫn

          việc thi hành pháp luật thống nhất trong phạm vi cả nước.

               Để có đường lối thống nhất cho Toà án các cấp trong công tác xét xử giải
          quyết tranh chấp về thừa kế, đồng thời bổ sung một số vấn đề cho phù hợp với

          quy định của Hiến pháp mới, qua tổng kết rút kinh nghiệm công tác xét xử, ngày
          24/7/1981, TAND đã ban hành Thông tư số 81 để hướng dẫn giải quyết các tranh

          chấp về thừa kế. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên quy định khá chi tiết về thừa kế
          từ sau Cách mạng tháng 8 quy định nhiều vấn đề như di sản thừa kế, thừa kế theo
          di chúc, thừa kế theo pháp luật, có những đóng góp nhất định trong việc hoàn




                                                     10
   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17