Page 16 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 16

là để cho cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, dưới một hình

          thức gọi là hợp pháp. Tổ chức đó là Nhà nước và Nhà nước đã xuất hiện.

               Nếu trước đây, thừa kế trong xã hội thị tộc được dịch chuyển theo phong tục
          tập quán thì khi Nhà nước xuất hiện, quá trình dịch chuyển di sản từ một người

          đã chết cho một người còn sống đã có sự tác động bằng ý chí của Nhà nước, phù
          hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. Giai cấp thống trị thông qua bộ máy Nhà
          nước, ban hành các quy định để điều chỉnh các quan hệ trong việc xác định phạm

          vi chủ thể, nội dung, hình thức, điều kiện chuyển dịch tài sản và những vấn đề
          khác có liên quan đến việc thừa kế tài sản.

               Như vậy, thừa kế được hình thành từ khi xã hội chưa phân chia giai cấp,

          nhưng khái niệm pháp luật về thừa kế thì chỉ ra đời và tồn tại trong những xã hội
          đã phân chia giai cấp và có Nhà nước. Tuy nhiên, mỗi một xã hội khác nhau sẽ có

          sự khác nhau trong quy định về thừa kế. Thậm chí, trong cùng một chế độ xã hội
          của một Nhà nước, ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, pháp luật về thừa kế cũng
          được quy định khác nhau cho phù hợp với sự phát triển.


               Theo quan niệm truyền thống, thừa kế được hiểu là việc người đang còn sống
          thừa hưởng tài sản của người đã chết. Theo từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản
          Bách Khoa: “Thừa kế là hưởng của người chết để lại cho”. Theo Từ điển Luật

          học của Nhà xuất bản Tư pháp: “Thừa kế là sự truyền lại tài sản của người đã
          chết cho người khác theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật”. Theo các

          cách hiểu này, bản chất của thừa kế là sự dịch chuyển tài sản và quyền sở hữu tài
          sản của người chết cho tổ chức, cá nhân có quyền hưởng thừa kế và người thừa

          kế trở thành chủ sở hữu của tài sản được hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật.
          Đó là sự tiếp nối việc để lại di sản của người đã chết với việc nhận di sản của
          người còn sống và sự tiếp nối này luôn làm phát sinh các quan hệ sở hữu về tài

          sản. Như vậy, thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm
          pháp luật điều chỉnh việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người khác theo

          di chúc hoặc theo một trình tự nhất định, đồng thời quy định phạm vi quyền, nghĩa
          vụ và phương thức bảo vệ các quyền của người thừa kế.

               - Khái niệm quyền thừa kế

               Pháp luật về thừa kế ở Việt Nam được cấu thành bởi nhiều quy phạm, trong

          nhiều văn bản khác nhau. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về thừa
          kế ở Việt Nam có sự biến đổi theo hướng ngày càng mở rộng và có sự phụ thuộc

          vào thành quả phát triển kinh tế - xã hội qua các thời kỳ. Các quy định pháp luật
          về thừa kế ở nước ta luôn bảo đảm quyền tự do cá nhân trong việc thể hiện ý chí


                                                     14
   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21