Page 20 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 20
được quy định trong Bộ luật Hồng Đức dưới triều đại của Vua Lê Thái Tổ và vấn
đề này nằm trong chương Điền Sản của Bộ luật. Trải qua quá trình đấu tranh dựng
nước và giữ nước, chế định này đã được quy định, mở rộng và được quy định rất
cụ thể trong các bản Hiến pháp của nhà nước ta.
Hiến pháp năm 2013 quy định khá chặt chẽ về quyền thừa kế, cụ thể tại Điều
32: “Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”. Thể chế
hóa tinh thần của Hiến pháp năm 2013, BLDS năm 2015 đã quy định khá chặt chẽ
về quyền thừa kế nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Quyền
thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân. Bảo hộ quyền thừa kế tức
là bảo hộ quyền sở hữu tư nhân hay chỉ khi có quyền sở hữu tư nhân thì mới có
quyền thừa kế.
Điều 609 BLDS năm 2015 ghi nhận khái niệm về quyền thừa kế như sau: “Cá
nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho
người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp
luật; Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc”.
So với quy định trước đây, BLDS năm 2015 đã bổ sung quyền của người
thừa kế “không là cá nhân”, tức là pháp nhân hay tổ chức cũng được pháp luật
thừa kế bảo hộ. Theo đó, người thừa kế là cá nhân có quyền hưởng di sản thừa kế
theo di chúc hay theo pháp luật, còn người thừa kế là pháp nhân hay tổ chức chỉ
có thể được hưởng thừa kế theo di chúc.
Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được Nhà
nước bảo hộ được ghi nhận đầu tiên. Nhà nước đảm bảo cho mọi cá nhân đều có
quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, đều có quyền để lại tài sản của
mình cho người thừa kế theo pháp luật và mỗi cá nhân đều có quyền hưởng di sản
theo di chúc hoặc theo pháp luật, thậm chí là quyền từ chối di sản thừa kế.
Mặt khác, Nhà nước còn bảo hộ quyền thừa kế, thể hiện trong việc đảm bảo
cho mọi công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp nhà ở, tư liệu sinh hoạt,
tư liệu sản xuất… đặc biệt là tài sản hợp pháp thuộc sở hữu tư nhân không giới
hạn về số lượng và giá trị. Do đó, tất cả mọi tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp
của cá nhân sẽ trở thành di sản thừa kế khi người đó chết, được Nhà nước tôn
trọng và pháp luật bảo vệ.
Tuy nhiên, vấn đề bảo hộ quyền thừa kế không phải tuyệt đối mà cũng cần
phải tuân theo những quy định của pháp luật thừa kế. Không phải mọi cá nhân
đều có quyền lập di chúc để lại di sản thừa kế (cá nhân dưới 15 tuổi không có
18