Page 18 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 18

Nếu sở hữu và thừa kế là hai vấn đề liên quan mật thiết với nhau song song

          tồn tại bên nhau thì pháp luật về thừa kế với pháp luật về quyền sở hữu cũng có
          mối quan hệ hết sức mật thiết với nhau. Thông qua việc quy định hình thức sở
          hữu về tài sản của cá nhân và theo đó pháp luật quy định cho họ các quyền năng
          trong lĩnh vực thừa kế. Pháp luật về sở hữu là cơ sở cho việc ban hành các văn

          bản pháp luật về thừa kế. Vì vậy, pháp luật về thừa kế luôn mang một bản chất
          giai cấp sâu sắc, nó luôn là phương tiện để duy trì, củng cố quyền sở hữu ở những
          xã hội mà chính bản thân nó đang tồn tại.

               Trong chế độ XHCN, một chế độ dựa trên nền tảng công hữu hóa tư liệu sản

          xuất. Thừa kế là sự kế thừa thành quả lao động của cá nhân gia đình và các giá trị
          văn hoá của thế hệ này đối với thế hệ khác nên pháp luật về thừa kế, trước hết
          nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động, thành quả lao động của họ được

          chuyển sang cho những người thừa kế của họ. Mặt khác, pháp luật về thừa kế còn
          là một trong những phương tiện để củng cố và phát triển các quan hệ hôn nhân
          gia đình, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các chủ thể trong lĩnh vực thừa kế, qua

          đó góp phần bảo đảm quyền sở hữu chính đáng mọi cá nhân trong xã hội.

               Như vậy, cùng với sự hình thành và phát triển Nhà nước và pháp luật của
          chế độ tư hữu thì sở hữu và thừa kế đều là những phạm trù pháp luật và giữa chúng
          có mối quan hệ mật thiết với nhau.

               - Pháp luật về thừa kế tập trung chủ yếu trong BLDS, ngoài ra còn được quy

          định ở một số văn bản liên quan.

               Thừa kế là một chế định của pháp luật dân sự, do đó nó cũng mang những
          đặc điểm chung của BLDS như đều là xuất phát từ quan hệ tài sản, đều phản ánh
          một cách sinh động phong tục, tập quán, đạo đức của người Việt Nam, là công cụ

          pháp lý quan trọng bảo đảm sự bình đẳng tự nguyện và an toàn pháp lý của các
          chủ thể, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên trong xã hội...
          Do đó, đa số các quy phạm pháp luật về thừa kế được quy định chủ yếu trong

          BLDS. Tuy nhiên, do quan hệ thừa kế cũng có mối quan hệ chặt chẽ với quan hệ
          về sở hữu, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng... cho
          nên các quy định pháp luật về thừa kế còn được quy định rải rác trong một số văn

          bản liên quan như Luật Đất đai, Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật hôn nhân
          và gia đình...

               - Pháp luật về thừa kế thường xuyên có sửa đổi, bổ sung và ngày càng hoàn
          thiện phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng giai đoạn.

               Từ khi Thông tư số 81/1981 được ban hành cho đến nay, pháp luật về

          thừa kế ở nước ta đã trải qua nhiều lần sửa đổi bổ sung vào các năm 1990,


                                                     16
   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23