Page 22 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 22
nghĩa, do nhân dân lao động làm chủ, mọi người đều có quyền bình đẳng trước
pháp luật, không có sự phân biệt về tôn giáo, chính trị, tuổi tác, giới tính, nghề
nghiệp, địa vị,... Khi tham gia vào quan hệ pháp luật không có sự phân biệt về giới
tính, dân tộc, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hóa,
nghề nghiệp. Nguyên tắc bình đẳng thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Các bên chủ thể bình đẳng trong việc hưởng quyền dân sự và thực hiện
nghĩa vụ dân sự.
Xét về khía cạnh này khi xây dựng các quy phạm pháp luật dân sự đều phải
thể hiện tinh thần bình đẳng trên cơ sở cho mọi người được tự do thỏa thuận, tự
do định đoạt. Mặt khác, để có được sự tự do thì phải có sự độc lập giữa các chủ
thể với nhau, để thể hiện sự độc lập là phải có bình đẳng. Đúng như trong Tuyên
ngôn độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc giữa quảng trường Ba Đình lịch sử
vào năm 1945: “Hỡi đồng bào cả nước, tất cả mọi người đều sinh ra có quyền
bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong
những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Từ những lời khẳng định ban đầu này, sau đó khi xây dựng tất cả các văn bản
pháp luật, một trong những nguyên tắc cơ bản và nền tảng đó chính là nguyên tắc
bình đẳng.
- Các chủ thể bình đẳng trong việc gánh vác trách nhiệm dân sự.
Khi có vi phạm các chủ thể đều phải gánh chịu trách nhiệm dân sự như nhau,
không có đối tượng nào được miễn trừ trách nhiệm dân sự. Trong trường hợp các
đối tượng được hưởng quy chế miễn trừ ngoại giao thực hiện hành vi trái pháp
luật đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì không phải trong trường hợp nào
họ cũng có thể được miễn trừ trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính hay
trách nhiệm dân sự. Trường hợp Nhà nước khi tham gia vào quan hệ pháp luật
dân sự với tư cách chủ thể cũng sẽ bình đẳng với những chủ thể khác về quyền,
nghĩa vụ. Nếu trong trường hợp phát sinh trách nhiệm dân sự, Nhà nước cũng phải
gánh chịu trách nhiệm dân sự như những chủ thể khác.
- Khi tham gia vào quan hệ thừa kế thì mọi chủ thể luôn bình đẳng dù trong
xã hội có thể phụ thuộc nhau về cấp quản lý, về địa vị xã hội, về tư liệu sản xuất,
về tình cảm, về hôn nhân gia đình...
Trên cơ sở những nguyên tắc chung của pháp luật dân sự, trong chế định
thừa kế nguyên tắc bình đẳng được thể hiện tại Điều 610 BLDS năm 2015 như
20