Page 21 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 21

quyền lập di chúc) và không phải mọi cá nhân đều có quyền hưởng di sản thừa kế

                     (cá nhân vi phạm những điều cấm của pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 621
                     BLDS năm 2015).

                           Như vậy, quyền thừa kế là những quyền cơ bản của công dân được pháp luật

                     ghi nhận và bảo vệ. Trong bất kỳ một xã hội nào ở bất cứ nhà nước nào, vấn đề
                     thừa kế cũng chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật và bản thân nó
                     cũng phản ánh phần nào bản chất của chế độ xã hội đó. Hiện nay, nền kinh tế đất

                     nước ta đang từng bước phát triển, vấn đề khu vực hóa, toàn cầu hóa ngày càng
                     mở rộng, cùng với mục tiêu xây dựng một nhà nước pháp quyền Việt Nam của

                     dân do dân và vì dân, các quyền của con người, quyền công dân ngày càng được
                     ghi nhận và quy định cụ thể trong các văn bản pháp lý, tối thượng nhất là Hiến
                     pháp năm 2013 trong đó có quyền thừa kế của người dân đối tài sản mà người để

                     lại di sản thừa kế cho mình.

                           2. Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân về thừa kế

                           Cụ thể hóa tinh thần của Điều 16 Hiến pháp năm 2013, BLDS năm 2015 đã

                     có quy định tại Điều 2 và Điều 3 thể hiện rõ nét sự bình đẳng này. Cụ thể:

                           Tại Điều 2 đã khẳng định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
                     các quyền dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp

                     và pháp luật”. Để có thể đảm bảo sự tôn trọng quyền dân sự thì phải đảm bảo sự
                     bình đẳng giữa các chủ thể với nhau khi tham gia vào quan hệ dân sự.

                           Trên cơ sở này, tại khoản 1 Điều 3 BLDS năm 2015 ghi nhận nguyên tắc

                     bình đẳng: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do
                     nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân
                     và tài sản”. Quy định này khẳng định để đảm bảo quyền dân sự của các chủ thể

                     thì phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng. Khi đã có sự bình đẳng, sẽ không có sự
                     phân biệt nào về địa vị xã hội, trình độ học vấn, giới tính, công việc… được đảm

                     bảo địa vị pháp lý như nhau.

                           Nguyên tắc bình đẳng là nguyên tắc đầu tiên trong quan hệ dân sự và thể
                     hiện rõ nét bản chất của quan hệ dân sự. Khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân

                     sự, các chủ thể có quyền bình đẳng, không có một sự phân biệt nào về giới tính,
                     dân tộc, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa,

                     nghề nghiệp giữa các chủ thể.

                           Xét về điều kiện cơ sở kinh tế của Việt Nam để xác định nguyên tắc bình đẳng,
                     xuất phát từ bản chất của chế độ chính trị ở nước ta là một Nhà nước xã hội chủ



                                                                 19
   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26