Page 25 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 25

Theo quy định tại Điều 649 BLDS năm 2005: “Người thuộc dân tộc thiểu số

                     có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình”. BLDS năm
                     2005 quy định một cách minh thị trong vấn đề sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc
                     để lập di chúc. Quy định minh thị nhằm hướng đến thể hiện rõ sự bình đẳng không

                     phân biệt ngôn ngữ trong lập di chúc.

                           BLDS năm 2015 không đề cập đến yếu tố ngôn ngữ trong vấn đề lập di chúc.
                     Khi không đề cập có nghĩa là các chủ thể có thể tự do trong việc lựa chọn ngôn

                     ngữ mà không có một sự hạn chế nào. Không đề cập còn có nghĩa là không phân
                     biệt tiếng Việt với các tiếng của vùng dân tộc khác như tiếng của dân tộc Tày, dân

                     tộc Nùng, dân tộc Ê đê…

                           Nguyên tắc bình đẳng về quyền thừa kế là nguyên tắc cơ sở cho việc xác
                     định những người trong cùng một hàng được hưởng di sản ngang nhau. Nguyên

                     tắc là cơ sở để bãi bỏ nhiều tư tưởng lạc hậu từ thời kỳ phong kiến, như: tư tưởng
                     trọng nam khinh nữ, sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng trong chế
                     định thừa kế.


                           3. Nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của người có tài sản, người
                     hưởng di sản

                           Đây là nguyên tắc rất quan trọng, một mặt đã ghi nhận sự bảo hộ của pháp luật

                     đối với quyền về thừa kế, mặt khác nó còn thể hiện một cách đầy đủ nhất các quyền
                     dân sự chủ quan của mỗi cá nhân trong việc định đoạt toàn bộ tài sản của mình.

                           Nội dung của nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt được ghi nhận khá đầy

                     đủ trong Điều 609 BLDS năm 2015. Quyền thừa kế bổ sung quy định mới là người
                     thừa kế không là cá nhân được thừa kế theo di chúc. Quy định này đã hoàn thiện
                     hơn và nhấn mạnh quyền tự định đoạt của người lập di chúc có quyền chỉ định

                     một tổ chức hưởng di sản của mình sau khi chết.

                            Đối với cá nhân người để lại tài sản với tư cách là chủ sở hữu hợp pháp đối
                     với những tài sản của mình, cá nhân có quyền lập di chúc để thực hiện quyền định

                     đoạt tài sản của mình sau khi chết. Có nghĩa là nếu di chúc hợp pháp thì việc thừa
                     kế sẽ tiến hành theo di chúc mà họ đã thể hiện ý nguyện của mình trong việc phân

                     chia tài sản thuộc quyền sở hữu của người đó. Pháp luật không cho phép bất kỳ ai
                     có hành vi cản trở, cưỡng ép, đe doạ… người lập di chúc. Người để lại thừa kế có

                     thể thực hiện quyền định đoạt thông qua hình thức di chúc bằng văn bản không
                     có người làm chứng hoặc có thể nhờ người làm chứng cho việc lập di chúc hoặc
                     có thể yêu cầu công chứng viên đến chỗ ở của mình để lập di chúc hoặc di chúc




                                                                 23
   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30