Page 27 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 27

nhận di sản người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ do người chế để lại trong phạm

                     vi di sản đã nhận.

                           4. Nguyên tắc củng cố, giữ vững tình thương yêu và đoàn kết trong gia đình

                           Pháp luật thừa kế Việt Nam luôn có sự kế thừa những yếu tố mang giá trị
                     lịch sử và phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc từ ngàn xưa để lại. Pháp luật

                     phong kiến cũng thể hiện nguyên tắc củng cố, giữ vững tình thương yêu và đoàn
                     kết trong gia đình thông qua những quy định về hàng thừa kế theo trật tự ưu tiên

                     những người có quan hệ huyết thống thuộc nội tộc với người để lại di sản. Theo
                     quy định của Bộ luật Hồng Đức, tồn tại hai hàng thừa kế trong đó vợ, chồng và
                     các con đứng hàng thừa kế thứ nhất khi thừa kế di sản tương ứng của chồng, vợ

                     và cha mẹ; cha mẹ đứng hàng thừa kế thứ hai khi thừa kế tài sản của con cái. Ông
                     bà không thuộc hàng thừa kế của cháu, vì theo quan niệm thời kỳ này, con cái

                     không có tài sản riêng chừng nào cha mẹ vẫn còn sống. Trong trường hợp con
                     chết mà cha mẹ không còn thì tài sản của con thuộc quyền quản lý của ông bà.

                           Tại Điều 25 Pháp lệnh thừa kế năm 1990 đã quy định ba hàng thừa kế.

                           “Hàng thứ nhất gồm vợ, chồng; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của người chết.


                           Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột,
                     chị ruột, em ruột của người chết.

                           Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú

                     ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết là bác
                     ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.”

                           Trong mối quan hệ thừa kế di sản của nhau giữa cha, mẹ và con không phân

                     biệt người con đó có đang làm con nuôi của người khác hay không. Vì vậy, khi
                     cha mẹ chết thì con nuôi cũng như con đẻ đều đứng ở hàng thừa kế thứ nhất để
                     hưởng di sản của bố, mẹ để lại và ngược lại, khi con chết thì cha, mẹ đẻ cũng như

                     cha, mẹ nuôi đều đứng ở hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sản của người con đã
                     chết để lại.

                          Việc quy định mở rộng hàng thừa kế đã đảm bảo quyền lợi cho những người

                     có quan hệ họ hàng với người có di sản để lại khi chết và phù hợp với ý chí của

                     người để lại di sản, là hoàn toàn phù hợp với quyền lợi của các thành viên trong
                     gia đình, củng cố, phát huy tình đoàn kết yêu thương, gắn bó giúp đỡ lẫn nhau
                     trong gia đình và trong họ hàng.


                          Khi xây dựng luật thừa kế Việt nam hiện đại, những giá trị truyền thống này



                                                                 25
   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32