Page 30 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 30
Như vậy, tài sản bao gồm các loại khác nhau và không bị hạn chế về số
lượng, giá trị. Một cá nhân có thể sở hữu nhiều loại tài sản khác nhau. Tài sản của
công dân trong giai đoạn hiện nay bao gồm thu nhập hợp pháp, của cải để dành,
nhà ở, máy móc, thiết bị, nhiên liệu, nguyên liệu, hàng tiêu dùng, kim khí quý, đá
quý, ngoại tệ bằng tiền mặt, số dư trên tài khoản gửi tổ chức tín dụng bằng tiền
Việt Nam, ngoại tệ, các trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền
gửi, quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền
đòi nợ, quyền nhận số tiền bảo hiểm, các quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng,
quyền đối với phần vốn góp trong các doanh nghiệp… mà công dân sở hữu.
Người để lại di sản thừa kế là người có tài sản sau khi chết để lại cho người
còn sống theo ý chí của họ được thể hiện trong di chúc (theo các quy định về thừa
kế theo di chúc tại Chương XXII) hay theo quy định của pháp luật (theo các quy
định về thừa kế theo pháp luật tại Chương XXIII).
Đối với cá nhân người để lại tài sản với tư cách là chủ sở hữu hợp pháp đối
với những tài sản của mình, cá nhân có quyền lập di chúc để thực hiện quyền định
đoạt tài sản của mình sau khi chết. Pháp luật không cho phép bất kỳ ai có hành vi
cản trở, cưỡng ép, đe doạ... người lập di chúc. Người để lại thừa kế có thể thực
hiện quyền định đoạt thông qua hình thức di chúc viết hoặc di chúc miệng, có thể
nhờ người làm chứng cho việc lập di chúc, có thể yêu cầu công chứng viên đến
chỗ ở của mình để lập di chúc...
Khi thực hiện quyền định đoạt trong di chúc, người lập di chúc có quyền chỉ
định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. Vì thế, họ có
quyền chỉ định bất cứ ai có thể là cá nhân trong hay ngoài diện thừa kế, thậm chí
cũng có thể là Nhà nước hoặc tổ chức nào đó. Đồng thời, người để lại di sản thừa
kế có quyền phân định phần di sản cho từng người thừa kế, dành một phần tài sản
trong khối di sản để di tặng, thờ cúng, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, chỉ định
người giữ di chúc; người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Trong trường hợp di chúc đã được xác lập, nếu cần có sự thay đổi “ý nguyện”
cũng như nội dung, người lập di chúc còn có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế
hoặc huỷ bỏ di chúc vào bất kỳ lúc nào.
Hiệu lực của di chúc chỉ phát sinh khi người lập di chúc chết. Do vậy, khi
còn sống người lập di chúc vẫn có thể sửa đổi nội dung của di chúc đã lập. Theo
quy định tại khoản 2, Điều 640 BLDS năm 2015: "Trường hợp người lập di chúc
bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như
nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ
28