Page 34 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 34
Cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân lưu giữ phôi còn dư sau khi thụ
tinh trong ống nghiệm thành công”.
Việc xác định cha, mẹ cho người con được sinh ra theo phương pháp khoa
học không những là vấn đề nhân đạo mang tính xã hội mà còn là vấn đề pháp lý
quan trọng nhằm bảo vệ các quyền nhân thân và quyền tài sản của cá nhân, trong
đó có quyền thừa kế tài sản. Việc xác định cha, mẹ cho người con được sinh ra
theo phương pháp khoa học, chính là việc xác định quan hệ huyết thống (xác định
gien) giữa cha, mẹ và con. Việc làm này là cơ sở để xác định diện thừa kế giữa
người được sinh ra theo phương pháp khoa học và cha mẹ của người đó.
Khoản 2 Điều 21 Nghị định 10/2015 quy định trường hợp người gửi tinh
trùng, gửi noãn, gửi phôi bị chết mà cơ sở lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi nhận
được thông báo kèm theo bản sao giấy khai tử hợp pháp từ phía gia đình người gửi
thì phải hủy số tinh trùng, noãn, phôi của người đó, trừ trường hợp vợ hoặc chồng
của người đó có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản.
Như vậy, kéo theo vấn đề xác định cha cho con trong trường hợp này. Theo
khoản 4 Điều 21 Nghị định số 10/2015 quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ
tinh trong ống nghiệm. Người vợ hoặc người chồng sử dụng tinh trùng, noãn, phôi
của người vợ hoặc người chồng bị chết làm phát sinh các quan hệ ngoài quan hệ
hôn nhân gia đình thì thực hiện theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và
pháp luật dân sự. Điều đó có nghĩa là đứa trẻ được sinh ra từ tinh trùng của người
chồng để lại sau khi qua đời thì theo các quy định của pháp luật hiện hành, kể từ
thời điểm người chồng chết, quan hệ hôn nhân giữa hai người sẽ chấm dứt (quy
định tại Điều 65 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014).
Đồng thời, việc nhận cha cho con được quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật
hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc
do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được
sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là
con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân...”
Nếu đứa trẻ được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chồng chết
thì về nguyên tắc, người chồng được xác định là cha của đứa trẻ.
Theo quy định tại Điều 6 BLTTDS năm 2015 về việc cung cấp chứng cứ và
chứng minh trong tố tụng dân sự thì:
“1. Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ
cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
32