Page 39 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 39
quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi
dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện
trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con”.
Năm là, người có nghĩa vụ nuôi dưỡng và người để lại di sản thừa kế có quan
hệ cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột (Người để lại thừa kế là cô, dì, chú, cậu,
bác ruột): “Cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột có quyền, nghĩa vụ thương yêu,
chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp
người cần được nuôi dưỡng không còn cha, mẹ, con và những người được quy
định tại Điều 104 và Điều 105 của Luật này hoặc còn nhưng những người này
không có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng”.
Sáu là, người có nghĩa vụ nuôi dưỡng và người để lại di sản thừa kế là vợ
chồng không xác định nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa vợ và chồng mà chỉ xác định
nghĩa vụ cấp dưỡng nhau khi ly hôn, nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ nhau. Tuy nhiên,
vợ chồng có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau khi một bên không còn khả năng lao động
và còn cấp dưỡng nhau kể cả khi đã ly hôn khi mà bên kia yêu cầu, bên được yêu
cầu có khả năng cấp dưỡng và được Tòa án chấp nhận (Điều 115 Luật hôn nhân
và gia đình năm 2014).
Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản là
người có điều kiện nuôi dưỡng nhưng không thực hiện nghĩa vụ theo quy định
của pháp luật (như chăm sóc, đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu
thiết yếu của họ….).
Như vậy, người có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật không
thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng của mình, việc vi phạm nghĩa vụ của họ là nghiêm
trọng thì không được quyền hưởng di sản thừa kế. Để xác định tính nghiêm trọng
nếu có bản án thì không cần xác định (vì khi có bản án thì đã vi phạm nghiêm
trọng mới bị kết án). Nếu không có bản án thì căn cứ theo Nghị quyết số 02/HĐTP
ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một
số quy định của Pháp lệnh thừa kế năm 1990: “Người có nghĩa vụ nuôi dưỡng
nhau theo quy định tại Điều 19, 20, 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 trong
khoảng ba năm trước khi người để lại di sản chết nếu có khả năng thực hiện nuôi
dưỡng mà không thực hiện làm cho người cần được nuôi dưỡng lâm vào tình
trạng khổ sở hoặc nguy hiểm đến tính mạng thì không có quyền hưởng di sản của
người đó”. Như vậy, nếu không có bản án thì căn cứ vào việc không nuôi dưỡng
người có nghĩa vụ, khiến người được nuôi dưỡng lâm vào tình trạng khổ sở (trở
37